Hương vị ngày Tết chắc chắn sẽ không thiếu những món ăn kèm đặc trưng như bánh chưng, dưa món… Trong đó củ kiệu cũng là một trong những món ăn đặc trưng trong ngày Tết ở các vùng Nam Bộ, với công thức chế biến rất đơn giản nhưng hương vị lại rất đặc biệt. Cùng học ngay cách làm củ kiệu cho những ngày Tết sắp đến nhé
- Cách làm bánh tét truyền thống ăn là ghiền
- Cách làm dưa muối truyền thống hấp dẫn
- Cách làm lạp xưởng tại nhà dễ dàng, không chất bảo quản
1. Nguyên liệu làm củ kiệu chua ngọt
- 1 kg kiệu còn tươi.
- Tỏi.
- 500g đường.
- 350g dấm ăn.
- 1 thìa muối hột.
- 1 thìa cafe phèn chua.
- Tro bếp.
Cách chọn củ kiệu để muối kiệu được ngon
Để được món củ kiệu chua ngọt ngon, thì khâu chọn củ kiệu tươi rất quan trọng bạn nên chọn những củ kiệu nhỏ vừa phải, không nên chọn củ kiệu quá to khi ăn sẽ rất cay, có mùi hăng mạnh và không ngon, củ kiệu nhỏ sẽ giúp gia vị thấm đều hơn.
Nên chọn mua củ kiệu không bị trầy xướt, giập nát, có màu trắng đều và tươi xanh. Hiện nay có 2 loại củ kiệu đó là:
– Kiệu Huế hay còn gọi là kiệu Quế: kiệu có phần thân nở, phần eo thắt rõ rệt, đuôi kiệu mãnh không dày.
– Kiệu Trâu có đuô kiệu to và thân dài và không có thắt eo như kiệu Huế
Để được món củ kiệu chua ngọt thơm ngon, giòn các bạn nên mua kiệu Huế để làm nhé.
Cách sơ chế củ kiệu
Bước 1: Ngâm củ kiệu với nước muối hoặc nước tro
Rửa sạch kiệu để loại bỏ đất, cặn bám trên kiệu. Hòa một lượng tro bếp trong chậu nước và ngâm kiệu qua đêm (tương đường 12 tiếng). Nếu không dùng tro, ta có thể dùng một lượng muối thay thế trong thời gian ngâm ngắn hơn, bởi nếu ngâm quá lâu kiệu sẽ ngấm muối và bị dập, úng.
Bước 2: Làm sạch kiệu, cắt bỏ rễ
Vớt kiệu và rửa sạch lại một lần nữa, cắt bớt rễ và đuôi kiệu như trong hình, không cắt bỏ hoàn toàn gốc bởi nước sẽ ngấm và làm hỏng kiệu khi muối. Tiếp tục ngâm kiệu trong nước muối, hoặc nước đá để củ kiệu có độ giòn. (Nếu bước đầu tiên ta đã ngâm kiệu bằng nước muối thì không cần thực hiện bước 2 này).
Bước 3: Ngâm kiệu với phèn chua
Hòa phèn chua trong nước, ngâm củ kiệu với phèn chua trong vài phút và vớt ra để ráo. Mang kiệu ra ngoài trời, rải đều trên bề mặt sạch và phơi trong nắng to trong 2 ngày.
Cách ướp kiệu chua ngọt
Bước 1: Sắp kiệu vào hủ
Rửa lại kiệu một lần nữa với nước đã đun sôi có pha giấm để tạo độ giòn cho kiệu khi ngâm. Chuẩn bị một hũ thủy tinh, tráng với nước sôi để đảm bảo diệu mọi vi khuẩn, trải một lớp đường dưới đáy hũ, cho một lớp kiệu lên. Lần lượt thực hiện xen kẽ lớp kiệu, lớp đường. Giữa các củ kiệu có thể cho thêm tỏi đã gọt vỏ.
Lưu ý: Quá trình xếp kiệu vào hủ các bạn nhớ chứa lại một ít đường nhé. Phần đường này dùng để cho giai đoạn tiếp theo.
Bước 2: Pha nước ngâm kiệu
Cho 350gr giấm ăn + phần đường còn lại + 1 muỗng cà phê muối vào nồi đun sôi, sau đó để thật nguội. Vì nếu nước pha còn nóng cho vào kiệu sẽ làm mất đi độ giòn của kiệu.
Sau đó cho hỗn hợp nước vào đến khi ngập kiệu, dùng nấp đậy thật kín, tránh không khí lọt vào
Nhưng cần lưu ý là khi đã mở kiệu ra sử dụng thì chỉ nên dùng từ 1-2 tuần, bởi không khí lọt vào sẽ khiến kiệu rất nhanh hỏng.
Thành phẩm món củ kiệu chua ngọt
Sau 2-3 ngày bạn sẽ có được món củ kiệu chua, giòn, ngọt cho mùa Tết rồi nhé. Củ kiệu khi ăn thường được xếp ra đĩa, ăn kèm với cơm, bánh chưng và một số món ăn khác như một món đồ nhắm nhâm nhi ngày tết. Ta có thể luộc tôm khô và ăn kèm củ kiệu, đây sẽ là một món đồ nhắm cực ngon trong ngày Tết mà ta có thể làm để mời khách đến nhà.
Cách làm củ kiệu rất đơn giản. Tuy vậy bạn cần đảm bảo tuân thủ đúng các bước thực hiện, để tránh làm hỏng kiệu trong lúc ngâm. Ngoài ra phơi kiệu trong nắng to cũng sẽ giúp kiệu được ngon, giòn và trắng hơn. Hãy thực hiện ngay để có một món ăn ngày Tết do chính tay bạn làm nhé.
Theo ngon.online tổng hợp