Nấm linh chi là một trong những vị thuốc quý tự nhiên đã xuất hiện từ thời xa xưa và được con người đưa vào sử dụng để tẩm bổ, làm bài thuốc chữa bệnh hay còn được dùng như thần dược cải tử hoàn sinh. Nấm linh chi giúp ích trong việc hỗ trợ chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ. Hiện nay, nấm linh chi càng ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới và là đề tài hấp dẫn cho lĩnh vực y học và làm đẹp nghiên cứu và ứng dụng. Hôm nay, các bạn hãy cùng Ngon.online tìm hiểu tác dụng của nấm linh chi, cách nấu nấm linh chi hiệu quả để phát huy tốt nhất giá trị của nấm linh chi và hiểu được tại sao nấm linh chi được giới y học đánh giá cao đến như thế.
Giới thiệu về nấm linh chi
Nấm linh chi thuộc họ nấm lim, còn có tên khác là Tiên thảo, Vạn niên nhung hay là Nấm trường thọ. Nấm linh chi là một vị thuốc quý trong “Bản thảo cương mục” “Thần nông bản thảo”. Ngày nay, có 6 loại Nấm linh chi được nghiên cứu và sử dụng nhiều nhất: Linh chi xanh (còn gọi là Long chi hay Thanh chi); Linh chi vàng (còn gọi là kim chi hay hoàng chi); Linh chi đỏ (còn gọi là Hồng chi hoặc Đơn chi); Linh chi trắng (còn gọi là Ngọc chi hoặc Bạch chi); Linh chi đen (còn gọi là Huyền chi hoặc Hắc chi); Linh chi tím (còn gọi là Mộc chi hoặc Tử chi). Trong đó các loại thì Linh chi đỏ là loại có dược tính mạnh nhất và được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Nấm linh chi ngoài được dùng để uống và chữa bệnh, chúng ta còn có thể chế biến được nhiều món ăn bổ dưỡng từ nấm linh chi.
Các món ăn bổ dưỡng được chế biến với nấm linh chi
Súp linh chi
Dùng linh chi thái lát và nấu canh với thịt hoặc để hầm, chưng… ta sẽ có một món súp Linh chi có vị đắng nhẫn độc đáo, chỉ nên dùng 4g linh chi pha với một lít nước để vị đắng vừa phải.
Đối với những người mắc bệnh cấp tính có thể dùng từ 30-50g, bệnh mãn tính hoặc chỉ dung để bảo vệ sức khoẻ dùng 5-15g.
Canh linh chi – nhân sâm – kỷ tử
Có tác dụng: Chuyên chữa trị những cơn đau của bệnh gan, gan mãn tính giúp tinh thần đỡ mệt mỏi và cho trạng thái thoải mái.
Nguyên liệu: 500-550g thịt nạc, vài hạt long nhãn, 3 chỉ cao ly sâm, 3 chỉ câu kỷ tử, 4 chỉ linh chi và 4 quả táo đỏ.
Cách nấu nấm linh chi làm canh: Rửa sạch thịt nạc vài luộc chín, để nguội. Cao ly sâm, câu kỷ tử, táo đỏ, linh chi rửa sạch sẽ rồi cho vào thố và đổ nước vừa đủ, tiềm (tần) trong khoảng từ 2 – 3 giờ, nêm thêm gia vị và mang ra dùng nóng.
Nấm Linh chi hầm gà
Rất tốt cho người suy nhược sau đẻ, nuôi con ít sữa, người mới ốm dậy cần hồi phục và người già yếu.
Cách nấu nấm linh chi hầm gà: Gà choai (gà giò) hoặc gà ác (đen) càng tốt. Chỉ cần làm sạch, mổ và lấy hết nội tạng gà ra rồi cho 15g linh chi nghiền nhỏ vào bụng gà. Sau đó, chưng cách thuỷ và nêm thêm gia vị để dùng.
Nấm linh chi nấu với thịt heo băm
Chuẩn bị nguyên liệu: 100g thịt nạc băm, 100g nấm linh chi, 100g nấm rơm, 1 muỗng cà phê hành tím băm, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 nhánh hành lá, 1/2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng súp dầu ăn, 1/3 muỗng cà phê tiêu,
Cách nấu nấm linh chi với thịt heo băm: Thịt băm ướp cùng với ít tiêu và hạt nêm, để cho thịt ngấm trong 5 phút. Nấm rơm rửa sạch và chẻ đôi. Nấm linh chi rửa sạch. Sau đó để ráo nước. Tiếp đến, bạn bắt đầu làm nóng dầu, phi thơm hành băm và cho thịt vào xào sơ qua. Sử dụng 1 nồi khác, cho vào khoảng 1 lít nước. Tiếp theo, cho thịt băm và nấm rơm vào nấu khoảng 3 phút, nêm thêm gia vị sao vừa ăn. Cuối cùng, cho nấm linh chi vào và nấu thêm 1 phút. Múc canh ra tô, rắc ít hành lá cắt nhỏ vào cho thơm và dùng nóng. Không nên nấu nấm linh chi quá chín vì sẽ bị giảm độ ngọt và làm dai nấm, giảm mùi thơm đặc trưng.
Trên đây là những món ăn rất bổ dưỡng được chế biến từ nấm linh chi giúp hồi phục sức khỏe người bệnh, giúp cho người mệt mỏi, căng thẳng, suy nhược… có tinh thần thoải mái hơn, cải thiện chất lượng sống.
Theo Ngon.online tổng hợp