Atiso tươi rất tốt cho sức đề kháng, nếu bạn đang tìm hiểu cách nấu atiso tươi thì hãy tham khẻo hướng dẫn dưới đây nhé. Chắc chắn với những hướng dẫn về cách nấu atiso tươi đơn giản và dễ hiểu này, bạn có thể chế biến thực phẩm này ngay tại nhà để thưởng thức rồi.
Công dụng:
Chắc hẳn ai cũng niết những công dụng hữu hiệu của hoa atiso. Dùng atiso thường xuyên rất tốt cho sức khỏe, giúp giảm mỡ máu, mát gan, giải nhiệt, bổ thận, lợi tiểu. Theo một số nghiên cứu, Atisô còn có tác dụng trong việc bảo vệ sức khoẻ, giúp chúng ta chống, ngăn ngừa một số bệnh như ung thư, phục hồi chức năng gan…
Theo đông y, lá cây Atisô có vị đắng, rất tốt cho những người bị bệnh liên quan đến thận và có thể dùng đề điều trị bệnh phù và thấp khớp. Atiso còn được coi như “thần dược”, có tác dụng thông tiểu tiện, thông mật, chữa các bệnh suy gan thận, sưng khớp xương, viêm thận cấp và mạn tính. Thân và rễ Atiiso có thể thái mỏng và chế biến, công dụng của nó cũng tương tuwjnhuw lá.
Tuy nhiên, các chuyên gia đông y cũng cảnh báo, người dùng không nên lạm dụng Atisô bởi những tác dụng thần kỳ của nó. Nếu ăn và uống quá mức sẽ có những biến chứng phụ như hại gan, trướng bụng, cơ thể mệt mỏi, co thắt cơ trơn của hệ tiêu hóa.
Nguyên liệu:
– 3-4 bông atiso;
– 1 bó lá nếp (hay còn gọi là lá dứa);
– Vài viên nhỏ đường phèn.
Cách atiso tươi:
– Bông atiso rửa sạch, cắt bỏ phần cuống. Bạn nên chọn bông atiso vừa, không già cũng không non quá. Bông atiso được trồng ở Đà Lạt luôn được đánh giá là nhiều dinh dưỡng và tốt nhất cho sức khỏe.
– Lá nếp rửa sạch, cuộn tròn và cột lại.
– Bạn cho bông atiso và lá nếp vào nồi, đổ nước lạnh ngập mặt bông atiso, đun sôi. Sau khi sôi, bạn để với lửa nhỏ đến khi bông atiso mềm, ra hết chất ngọt là được
– Vì thời gian hầm bông atiso khá lâu nên nếu muốn nhanh, bạn có thể dùng nồi áp suất, hay nồi ủ khoảng 4-5 tiếng..
– Nếu dùng nồi thường để đun thì đun từ 1 đến 1,5 tiếng. Bạn để ý nếu nước cạn thì bạn châm vào một ít nước lạnh và tiếp tục đun sôi nhé.
– Khi bông atiso đã ra hết chất ngọt, bạn vớt bỏ bông ra đĩa, thêm một ít đường rồi tiếp tục đun cho tan hết đường. Sau đó bạn để nguội, cho vào bình, cất vào tủ lạnh dùng dần.
– Phần bông atisođược vớt ra, bạn có thể ngắt cánh, ăn phần phía dưới cánh và phần nhụy của bông.
Như vậy là trà atiso đã hoàn thành, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn cách nấu atiso tươi như trên, cùng với đó là một chút khéo léo là bạn đã có thể nấu loại nước uống thơm mát này cho cả gia đình thưởng thức rồi.