COO là gì? Mô tả công việc và các yếu tố cần có để trở thành COO

COO là gì? Mô tả công việc và các yếu tố cần có để trở thành COO

COO là gì? COO là một thuật ngữ thường được sử dụng trong quản trị nhân sự. Đối với doanh nghiệp, COO là vị trí không thể thiếu giúp hỗ trợ điều hành và quản lý nhiều mắt xích quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vị trí này, cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

1. COO là gì?

COO là gì? COO là viết tắt của Chief Operating Officer, một vị trí quản lý cấp cao trong một tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trực tiếp về việc quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

COO sẽ thường báo cáo trực tiếp với Giám đốc điều hành CEO (Chief Executive Officer). Vị trí này tập trung chính vào việc thực thi kế hoạch kinh doanh của công ty theo mô hình đã được thiết lập. Đồng thời, họ cũng chịu trách nhiệm xử lý các công việc nội bộ của công ty.

COO là gì? Mô tả công việc và các yếu tố cần có để trở thành COO

COO là viết tắt của Chief Operating Officer, một vị trí quản lý cấp cao trong một tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp

2. Vai trò của COO trong doanh nghiệp

Vai trò của COO là gì? Vai trò chính của COO là đảm bảo các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách suôn sẻ, đạt được hiệu quả và hiệu suất cao. Một số nhiệm vụ khác của COO phải kể đến là:

  • Quản lý nhóm đảm bảo các nhóm làm việc cùng nhau một cách hiệu quả.

  • Phối hợp với các bên liên quan như Marketing, Kinh doanh, Nhân sự,… nhằm đảm bảo vận hành các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi.

  • Đánh giá tình hình thị trường và dự đoán các xu hướng có thể xảy ra để đưa ra những quyết định phù hợp.

  • Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành hoạt động kinh doanh.

  • Tìm kiếm phương án cải tiến quy trình để nâng cao hiệu suất làm việc.

COO là gì? Mô tả công việc và các yếu tố cần có để trở thành COO

COO có vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp

3. Phân loại Giám đốc vận hành

Để hiểu rõ hơn về vị trí COO là gì, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về các cách phân loại COO. Tuỳ vào đặc điểm của doanh nghiệp có thể yêu cầu một loại COO cụ thể. Dưới đây là 7 loại COO thường gặp:

  • Giám đốc vận hành – Người thực thi các chiến lược của doanh nghiệp do nhà quản lý cấp cao tạo và thực hiện báo cáo kết quả định kỳ.

  • Giám đốc vận hành – Người giữ sứ mệnh lãnh đạo một chiến lược cụ thể.

  • Giám đốc vận hành – Người cố vấn cho các thành viên trong doanh nghiệp, chủ yếu là các CEO còn trẻ.

  • Giám đốc vận hành – Người hỗ trợ cho CEO.

  • COO Partner – Giống như một phiên bản khác của CEO.

  • Giám đốc vận hành – Người học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng từ CEO để trở thành CEO trong tương lai.

Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề

4. Mô tả công việc của COO

Công việc của COO là gì? Dưới đây là bản mô tả công việc cụ thể của COO thường thấy:

  • Phối hợp với CEO trong việc thiết lập và thúc đẩy tầm nhìn của doanh nghiệp, chiến lược vận hành và tuyển dụng.

  • Chuyển đổi chiến lược thành các hoạt động thực thi cụ thể.

  • Giám sát hoạt động của doanh nghiệp và năng suất của nhân viên.

  • Xây dựng văn hoá hoà nhập cao đảm bảo các thành viên có thể giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

  • Đảm bảo hiệu quả các hoạt động tuyển dụng.

  • Đảm bảo việc tuân thủ các quy định kinh doanh của quốc gia, địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động.

COO là gì? Mô tả công việc và các yếu tố cần có để trở thành COO

Công việc của COO là phối hợp với CEO trong việc thiết lập và thúc đẩy tầm nhìn của doanh nghiệp

5. COO cần có những tố chất gì?

Những tố chất cần có của một COO là gì? COO là một trong những vị trí lãnh đạo cao cấp trong một tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp. Do đó mà chức vụ COO cần phải có tầm nhìn và cách nghĩ của một nhà quản lý chuyên nghiệp.

5.1. Khả năng thuyết phục tốt

COO có khả năng ăn nói và thuyết phục tốt sẽ tạo cảm giác thoải mái cho nhân viên trong công việc để họ không ngừng học hỏi và nâng cấp bản thân. Bên cạnh đó, kỹ năng này còn giúp họ lấy được lòng các bên đối tác và khách hàng.

5.2. Khả năng xử lý khủng hoảng

Giám đốc vận hành phải luôn sẵn sàng đối đầu với khủng hoảng từ nhân sự đến những bài toán tài chính phức tạp. Nếu COO có khả năng xử lý khủng hoảng tốt thì có thể làm hài lòng nhân viên và xây dựng lòng tin với khách hàng và các bên đối tác.

5.3. Làm việc độc lập và sáng tạo

Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển cũng như gia tăng sự hài lòng của khachs hàng, COO cần có khả năng làm việc độc lập và sáng tạo để dẫn dắt nhân viên và đưa ra định hướng phù hợp cho doanh nghiệp.

COO là gì? Mô tả công việc và các yếu tố cần có để trở thành COO

Những tố chất cần có của một COO là gì cần được nắm rõ nếu muốn ứng tuyển vào vị trí này

5.4. Khả năng quản trị nhân sự và làm việc nhóm tốt

COO cần có khả năng kết nối và đào tạo các nhân viên theo thói quen phù hợp với văn hoá của doanh nghiệp. Sự phối hợp hoàn hảo giữa các nhân viên là vấn đề vô cùng cần thiết. Mỗi nhân viên trong một phòng ban đều là mắt xích vô cùng quan trọng giúp duy trì hoạt động sản xuất và vận hành của doanh nghiệp.

5.5. Tạo ảnh hưởng đến người khác

Để đào tạo được một thế hệ nhân viên giỏi, COO cần phải có khả năng gây ảnh hưởng đến các nhân viên, giúp họ yêu quý và nể phục và yêu quý người sếp của mình. Điều này giúp gắn kết nhân viên với doanh nghiệp để nhân viên có động lực làm việc và đương đầu với những khó khăn trong tương lai của công ty.

6. Mức lương của COO là bao nhiêu, có cao không?

Theo khảo sát, mức lương của COO (Giám đốc vận hành) hiện nay dao động trong khoảng từ 60 – 180 triệu đồng/tháng, mức lương trung bình cho vị trí này khoảng 75 triệu đồng.

7. Lộ trình để trở thành một COO

Dưới đây là lộ trình thăng tiến trở thành COO (Giám đốc vận hành):

  • Bước 1: Hoàn thành các chương trình giáo dục để lấy các chứng chỉ và bằng cấp liên quan đến lĩnh vực quản lý, kinh doanh,…

  • Bước 2: Tích lũy kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý và điều hành.

  • Bước 3: Thăng tiến trong công việc với các vị trí cao hơn như: Quản lý dự án, giám đốc bộ phận, giám đốc chi nhánh,…

  • Bước 4: Tiếp tục học tập và phát triển các kỹ năng quản lý.

  • Bước 5: Tiếp tục mở rộng các mối quan hệ trong ngành, xây dựng danh tiếng cho bản thân.

  • Bước 6: Chinh phục vị trí COO khi đã có đủ kinh nghiệm, trải nghiệm, kiến thức và kỹ năng cần thiết.

Tham khảo ngay ý nghĩa tên chức vụ/vị trí phổ biến trên thị trường lao động hiện nay:

Pgd là gì

Thư ký là gì

Fresher là gì

CSO là gì

Senior là gì

CMO là gì

Chuyên viên là gì

Management là gì

CPO là gì

General manager là gì

Project manager là gì

Leader là gì

Co-founder là gì

Director là gì

Intern là gì

Cio là gì

Coo là gì

Manager là gì

Cco là gì

Junior là gì

Pa là gì

CFO là gì

Cfo là gì

Specialist là gì

Chairman là gì

PM là gì

Ceo là gì

Trên đây là những chia sẻ về vị trí COO (Chief Operating Officer) mà Blogduhoc.edu.vn.vn đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về COO là gì cũng như cung cấp đế bạn nhiều thông tin hữu ích giúp bạn định hướng xây dựng lộ trình nghề nghiệp hiệu quả hơn. Đừng quên truy cập ngay vào Blogduhoc.edu.vn.vn để cập nhật những tin tức tuyển dụng về vị trí COO mới nhất với mức lương cực hấp dẫn nếu đang có nhu cầu ứng tuyển vào vị trí này.

Xem thêm:

  • Mô Tả Công Việc Giám Đốc Điều Hành Và Vai Trò, Yêu Cầu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *