Junior, Senior, Fresher… là những thuật ngữ dùng để phân biệt cấp bậc theo kinh nghiệm trong công việc. Vậy Junior là gì? Làm thế nào để phân biệt Junior với các vị trí khác trong doanh nghiệp? Cùng lắng nghe các chuyên gia tuyển dụng giàu kinh nghiệm của Blogduhoc.edu.vn.vn chia sẻ trong bài viết sau.
1. Khái niệm Junior là gì?
Junior là gì? Trong tiếng Anh, Junior thường được dùng để chỉ những người nhỏ tuổi hơn hoặc những người có cấp bậc thấp hơn.
Tại Việt Nam, Junior trở thành một thuật ngữ để chỉ một vị trí trong các công ty, doanh nghiệp. Vị trí Junior thường được dùng để dành cho các bạn sinh viên mới ra trường. Những đối tượng này thường chưa có kinh nghiệm hoặc là người có kinh nghiệm dưới 2-3 năm và trên 2-3 tháng kinh nghiệm nghiệm. Họ có có kiến thức và thưởng đã được đào tạo các nghiệp vụ cơ bản.
Trong thời gian đầu nhận việc, họ thường chỉ được giao các công việc đơn giản, chưa đi sâu vào chuyên môn. Bạn sẽ không được giao các công việc dễ gặp rủi ro hoặc liên quan đến các đối tác, khách hàng,…Theo thời gian, họ sẽ tiếp nhận những công việc có độ khó và chuyên môn cao hơn. Bạn sẽ thường bắt gặp vị trí Junior trong các ngành nghề như: Maketing, Developer,…
2. Phân biệt Junior, Fresher và Intern
Để hiểu rõ hơn về các vị trí nhân viên trong công ty, doanh nghiệp bạn có thể tham khảo bảng so sánh các vị trí dưới đây:
Tiêu chí so sánh |
Junior |
Fresher |
Intern |
Định nghĩa |
Là những người đã có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, các kinh nghiệm này thường chưa quá dài và đủ vững chắc để làm việc độc lập. |
Những người mới ra trường, thường chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế nhưng đã có nền tảng kiến thức. |
Thuật ngữ chỉ những người tham gia thực tập tại một tổ chức, công ty, doanh nghiệp. Những người này thường chưa có đủ kiến thức để làm việc. |
Yêu cầu |
|
|
|
Mô tả công việc |
Công việc chính Junior thường phụ trách bao gồm hỗ trợ, thực hiện các nhiệm vụ cơ bản, công việc được Senior hoặc quản lý giao |
Thường đảm nhận các công việc cơ bản, có yêu cầu kiến thức chuyên môn ở mức độ cơ bản. |
Thường đảm nhiệm những công việc nhỏ và không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. |
Mức lương |
Từ 5 – 9 triệu đồng/ tháng |
Từ 3 – 6 triệu đồng/ tháng |
Từ 1,5 – 3 triệu đồng/ tháng |
3. Mô tả công việc của Junior
Hiểu rõ Junior là gì, bạn có thể hình dung ra phần nào công việc của những người sẽ đảm nhận vị trí này. Dưới đây là mô tả chi tiết công việc của một Junior bạn cần biết:
- Thực hiện, hỗ trợ hoặc tham gia vào những nhiệm vụ, các công việc đơn giản chưa đòi hỏi quá nhiều kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ mà chỉ cần áp dụng những kiến thức đã được học hoặc đào tạo.
- Học hỏi và giúp đỡ cho các Junior khác có ít kinh nghiệm hơn.
- Tham gia vào các khóa đào tạo, học tập để nâng cao kiến thức chuyên môn từ công ty, doanh nghiệp hoặc tự học.
- Đối với một số ngành đặc thù như Truyền thông, Marketing, … vị trí Junior thường được tham gia vào các khâu chuẩn bị, setup,…cho các sự kiện, dự án của công ty, doanh nghiệp.
- Thực hiện các yêu cầu khác từ phía người hướng dẫn, cấp trên.
4. Yêu cầu kỹ năng cần có của một Junior
Bên cạnh vấn đề Junior là gì, những yêu cầu kỹ năng của một Junior cần có cũng được đặc biệt quan tâm. Khi đã đạt được đến vị trí Junior, các doanh nghiệp thường yêu cầu bạn cần phải đạt được một số yêu cầu nhất định cho vị trí này. Tùy thuộc vào mỗi công ty, mỗi ngành nghề mà yêu cầu này có thể biến đổi khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là một số yêu cầu chung mà bạn có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu:
Kỹ năng học hỏi và thích nghi nhanh chóng:
Bất kỳ nhà tuyển dụng hay đồng nghiệp nào cũng thường dành sự đánh giá cao hơn cho một Junior có sự chủ động trong công việc cao hơn. Lấy một ví dụ đơn giản là một Junior chủ động trong việc chào hỏi, làm quen với đồng nghiệp khác thường nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn trong công việc.
Họ cũng thể hiện sự ham học hỏi bằng cách chủ động nghiên cứu và và tìm hiểu những phương pháp để nâng cao chất lượng công việc, kỹ năng chuyên môn.
Cấp bậc Junior thường cần ít thời gian, sự quản lý và hướng dẫn trực tiếp từ cấp bậc quản lý hơn.
Một nhân viên với sự chủ động và tinh thần ham học hỏi thể hiện được nhiệt huyết, đam mê và nhận được nhiều sự đề cử, cơ hội trong công việc.
Khả năng làm việc theo nhóm
Khi bắt đầu với vị trí Junior, bạn thường được đề xuất làm việc cùng với một đội nhóm nhỏ. Để trải qua giai đoạn này, bạn cần phải rèn luyện tốt kỹ năng teamwork, để kết nối với các đồng nghiệp khác tạo thành một bộ máy liên kết chặt chẽ, vận hành khéo léo cho ra những kết quả làm việc tốt nhất. Một số điều mà bạn cần để phát triển kỹ năng làm việc nhóm là:
-
Khả năng giao tiếp, trình bày quan điểm của bản thân một cách khoa học, logic.
-
Chủ động trao đổi bàn bạc những vấn đề liên quan đến công việc.
-
Học cách lắng nghe, tiếp thu ý kiến tích cực từ những đồng nghiệp khác để khắc phục những sai sót, yếu điểm của bản thân.
Kỹ năng đàm phán, thuyết phục
Được giao việc là một điều tốt cho vị trí Junior. Tuy nhiên, để tránh phải làm những công việc vượt quá khả năng của bản thân hoặc ngoài phạm vi công việc, bạn cần có kỹ năng đàm phán thật tốt. Việc này giúp bạn khéo léo từ chối mà không làm mất lòng bất cứ ai.
Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề
5. Một số cấp bậc khác trong công việc bạn cần biết
Bên cạnh việc hiểu rõ định nghĩa Junior là gì, fresher, intern…bạn cũng có thể tìm hiểu để biết thêm về một số vị trí khác trong công việc.
Leader:
Leader thường được hiểu trưởng nhóm, người đứng đầu dẫn dắt và quản lý các cập bậc thấp hơn như Junior, senior,…Tiếp nhận các thông tin công việc từ các cấp cao hơn như trưởng phòng, giám đốc,…
Trách nhiệm của người leader là đưa ra định hướng, lập kế hoạch và mục tiêu cho đội nhóm của mình. Người lãnh đạo có trách nghiệm tạo cảm hứng và đốc thúc đội nhóm của mình hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và theo đúng tiến độ đã để ra.
Deputy:
Khi dịch sang tiếng Việt, Deputy được hiểu là có khả năng thay thế cấp trên hoặc hiểu đơn giản là người được ủy quyền.
Trong môi trường kinh doanh, Deputy được dịch là “phó”, thường hiểu là phó phòng, phó giám đốc,.. Những người này thường chỉ phụ trách một số lĩnh vực cụ thể với phần quyền hạn bị hạn chế.
Vice:
Cũng được hiểu là chức vụ “phó”, nhưng thường chỉ các chức vụ ở cấp độ cao hơn như Phó Chủ Tịch. Những người này thường nhận được ủy quyền khi người nắm giữ chức vụ công ty vắng mặt.
Xem thêm:
- Nhân Viên Truyền Thông Là Gì? Mô Tả Công Việc Nhân Viên Truyền Thông
- Sale Admin Là Gì? Bảng Mô Tả Công Việc Sale Admin Chi Tiết
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin nghỉ việc
Tham khảo ngay ý nghĩa tên chức vụ/vị trí phổ biến trên thị trường lao động hiện nay:
Pgd là gì |
Thư ký là gì |
Fresher là gì |
CSO là gì |
Senior là gì |
CMO là gì |
Chuyên viên là gì |
Management là gì |
CPO là gì |
General manager là gì |
Project manager là gì |
Leader là gì |
Co-founder là gì |
Director là gì |
Intern là gì |
Cio là gì |
Coo là gì |
Manager là gì |
Cco là gì |
Junior là gì |
Pa là gì |
CFO là gì |
Cfo là gì |
Specialist là gì |
Chairman là gì |
PM là gì |
Ceo là gì |
Việc hiểu được Junior là gì không chỉ giúp bạn xác định được cấp bậc của bản thân, hiểu được những công việc mà bản thân phải đảm nhận mà còn hiểu giúp bản thân đưa ra định hướng sự nghiệp tốt hơn. Mỗi ngành nghề đều có từng cấp bậc khác nhau. Hãy trau dồi kiến thức và kinh nghiệm làm nghề mỗi ngày để dễ dàng đi lên từng cấp bậc phù hợp với mức lương tương ứng.