Bác sĩ thú y là một trong những ngành nghề được đánh giá là ngày càng hot hiện nay. Vậy bác sĩ thú y làm công việc gì? Mức lương của ngành này có cao không mà sao nhiều người muốn làm?
Nghề thú y thực ra đã có từ lâu đời tại các nước phương Tây từ giữa thế kỷ XVIII. Trường Cao đẳng thú y đầu tiên được thành lập là vào năm 1761 tại Lyon, Pháp bởi Claude Bourgelat, sau khi ông chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp của bệnh dịch hạch trên đàn gia súc và mong muốn tìm biện pháp để khắc phục. Đây được xem là những cơ sở đầu tiên cho nghề bác sĩ thú y nói riêng và khoa học thú y nói chung.
Sự phát triển của khoa học, công nghiệp và nông nghiệp khiến cho nghề thú y có nhiều cơ hội phát triển. Khoa học thú y hiện đại chính thức ra đời vào cuối thế kỷ XIX, với nhiều đóng góp của Sir John McFadyean.
Tại Việt Nam, ngành thú y đã có hơn 70 năm phát triển, không chỉ mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp cho đội ngũ bác sĩ mà còn đóng góp to lớn trong việc phát triển, bảo vệ ngành chăn nuôi và nhiều ngành nghề khác.
1. Bác sĩ thú y là gì?
Bác sĩ thú y tiếng Anh là Veterinarian, chỉ ngành nghề chăm sóc sức khỏe cho vật nuôi và thú cưng. Bác sĩ thú y là người được đào tạo bài bản, được cấp chứng chỉ hành nghề và có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực thú y. Họ thực hiện các công việc chăm sóc sức khỏe, điều trị thương tật, bệnh tật cho vật nuôi và thú cưng.
Bác sĩ thú y cũng được phân loại dựa trên nhiệm vụ công việc và trách nhiệm từng người đảm nhiệm. Ví dụ như bác sĩ thú y chuyên về ngoại khoa, bác sĩ thú y cho động vật hoang dã, bác sĩ thú y cho gia súc, bác sĩ thú y cho thú cưng…
2. Bác sĩ thú y làm công việc gì?
Dưới đây là một số công việc mà bác sĩ thú y sẽ đảm nhận:
-
Chẩn đoán và chữa bệnh cho vật nuôi, thú cưng, động vật hoang dã…
-
Sử dụng dược phẩm, hóa chất, vacxin trong chăm sóc và phòng bệnh cho động vật.
-
Xây dựng các chương trình, mô hình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho động vật.
-
Tham gia quá trình học tập, nghiên cứu phục vụ quá trình khám chữa bệnh và trong cả lĩnh vực chăn nuôi…
Xem thêm: Mô tả công việc kế toán kho: Công việc chung, hàng ngày
3. Học ngành gì để trở thành bác sĩ thú y?
Muốn trở thành bác sĩ thú y, ngay từ đầu cần có định hướng rõ ràng về nghề nghiệp. Bạn cần tìm hiểu trước về các trường có đào tạo nghề này, cơ hội nghề nghiệp và những yêu cầu đặc thù của nghề bác sĩ thú y, từ đó mới biết được mình có phù hợp hay không.
3.1. Các trường nào đào tạo ngành thú y
Để làm được điều đó, trước tiên cần biết được hiện nay có trường nào đào tạo ngành thú y và với các tổ hợp môn nào?
Đây là một ngành có đa dạng tổ hợp môn để thí sinh có thể lựa chọn, bao gồm:
-
A00: Toán – Vật lý – Hóa học
-
A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
-
B00: Toán – Hóa học – Sinh học
-
D01: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh
-
D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
-
D08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh
-
C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học
-
C08: Ngữ văn – Hóa học – Sinh học
-
D90: Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh
Việc xác định được tổ hợp môn thi xét tuyển sẽ giúp ích lớn cho việc xác định lộ trình học tập và các trường đại học dự thi.
Hiện nay tại Việt Nam, một số trường đại học đào tạo ngành thú y uy tín có thể kể đến:
-
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
-
Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh
-
Trường Đại học Cần Thơ
-
Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Xem thêm: Bản mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh chi tiết nhất
3.2. Các nhóm chuyên ngành chính khi học thú y
Lộ trình đào tạo ngành thú y tại các trường sẽ có những điểm khác nhau nhất định nhưng nhìn chung sẽ gồm một số chuyên ngành phổ biến như:
– Chuyên ngành chăm sóc và thẩm mỹ thú cưng
Ngoài nhu cầu chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh cho thú cưng thì nhu cầu làm đẹp cho thú cưng cũng ngày càng được nhiều người quan tâm. Các dịch vụ như chăm sóc da, lông, tạo hình màu lông, móng… trở nên vô cùng phổ biến, thậm chí trở thành xu thế tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là tại các đô thị lớn.
Chuyên ngành chăm sóc và thẩm mỹ này mở ra một hướng đi mới, nhiều bệnh viện hiện nay kết hợp cả dịch vụ chăm sóc, điều trị sức khỏe với dịch vụ thẩm mỹ.
Khi theo học chuyên ngành này, người học sẽ được đào tạo liên quan đến các nội dung như:
-
Thẩm mỹ cho thú cưng như cắt tỉa lông, móng, vệ sinh tai, phẫu thuật thẩm mỹ…
-
Tiêm phòng
-
Tư vấn dinh dưỡng cho thú cưng
-
Các nghiệp vụ chăm sóc sức khỏe cho thú cưng
– Chuyên ngành về bệnh học thú y
Bác sĩ thú y là người sẽ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho động vật nên cần phải được đào tạo về các nghiệp vụ y khoa. Do đó một trong những chuyên ngành không thể thiếu trong quá trình theo học chính là bệnh thú y.
Khi theo học về chuyên ngành này, bạn sẽ được đào tạo các nội dung như:
-
Dịch tễ học
-
Kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh cho động vật
-
Chuyên môn nghiệp vụ về ngoại khoa và giải phẫu
-
Các quy định pháp luật về phòng, chống dịch bệnh
Tất cả các nội dung trên đều được đào tạo xoay quanh bệnh học, để người học có thể nắm bắt các kiến thức chung nhất về ngành và sẵn sàng phục vụ trong công việc, hoặc tiếp tục với các nội dung nghiên cứu chuyên sâu hơn.
– Chuyên ngành về bác sĩ
Với chuyên ngành này, người học sẽ được trang bị kiến thức liên quan đến công tác khám, điều trị bệnh cho động vật, ví dụ như chẩn đoán thông tin bệnh, thực hiện điều trị, điều trị bệnh ngoại trú, kỹ năng chuyên về ngoại khoa như chỉnh hình, phẫu thuật, triệt sản, thực hiện tiêm phòng, tư vấn về dinh dưỡng… Đây là một trong những chuyên ngành chính chuyên về đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường.
– Chuyên ngành về công nghệ thú y
Chuyên ngành cuối cùng chính là công nghệ thú y, đây tuy không phải là chuyên ngành đào tạo trực tiếp về các bệnh lý, quy trình chăm sóc động vật nhưng có vai trò vô cùng quan trọng khi góp phần nâng cao trình độ thú y trong nước so với thế giới.
Sinh viên sẽ được đào tạo về các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực thú y và cách áp dụng, được đào tạo về cách quản lý dữ liệu thông tin về phòng khám, bệnh viện, trang trại… và hệ thống dữ liệu nâng cao.
Đội ngũ sinh viên theo học ngành này cũng sẽ là những người tiên phong, chuyên thực hiện việc nghiên cứu, phát triển và hướng dẫn ứng dụng công nghệ thú y vào trong đời sống.
Như vậy có thể thấy ngành học để trở thành bác sĩ thú y vô cùng phong phú, đa dạng, sinh viên sẽ được đào tạo và hướng dẫn bài bản để có thể đáp ứng các yêu cầu về nghề nghiệp. Ở mỗi chuyên ngành, người học sẽ được dạy các môn học cụ thể phù hợp với chương trình và đặc thù riêng, cơ sở đào tạo khác nhau có thể sẽ có những môn học riêng. Tuy nhiên nhìn chung một số môn mà sinh viên có thể được học có thể kể đến như Động vật học, Sinh lý gia súc, Cơ thể học gia súc, Vi sinh bệnh động vật, Dược lý thú y, Sinh lý bệnh động vật, Miễn dịch học thú y và vaccine…
Bên cạnh quá trình học lý thuyết, sinh viên cũng sẽ được kết hợp đào tạo thực hành như thực nghiệm, thực tập ở các cơ sở như cơ sở chăn nuôi, phòng khám thú y, bệnh viện thú y và các cơ sở liên quan khác để vừa có thêm kỹ năng thực tế, hiểu rõ 1 bác sĩ thú y làm công việc gì và cần phẩm chất gì, đồng thời rèn luyện tay nghề vừa làm quen với môi trường công việc, tránh bỡ ngỡ khi ra trường.
4. Các yếu tố cần có để trở thành bác sĩ thú y
Biết được bác sĩ thú y làm công việc gì, bạn sẽ hiểu để có thể trở thành một bác sĩ thực thụ không hề đơn giản, đòi hỏi quá trình nỗ lực hết mình. Dưới đây là một số yếu tố cần có để trở thành bác sĩ thú y.
Có tình yêu thương với động vật
Đối tượng mà bác sĩ thú y thực hiện và chăm sóc là động vật, thường xuyên làm việc và tiếp xúc với chúng, bởi vậy mà trước tiên cần phải có niềm yêu thích và đam mê với động vật. Bên cạnh trách nhiệm với công việc thì chỉ khi thực sự yêu thương động vật mới có thể tận tình chăm sóc, điều trị cho chúng một cách tốt nhất. Bất cứ công việc nào, nếu không xuất phát từ tình yêu, niềm đam mê thì không thể tạo ra thành quả tốt đẹp.
Có đầy đủ năng lực và trình độ
Bác sĩ thú y đảm nhiệm công việc liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của động vật nên đòi hỏi phải là người có năng lực chuyên môn và trình độ nhất định, đặc biệt là đối với những trường hợp động vật gặp thương tích nặng hay các ca bệnh ác tính.
Cũng giống như các bác sĩ khác, bác sĩ thú y là nghề có yêu cầu rất cao về năng lực chuyên môn, bắt buộc phải có giấy chứng nhận mới có thể hành nghề.
Kỹ năng kinh doanh
Trên thực tế, đây không phải là yếu tố bắt buộc mà bác sĩ thú y nào cũng cần phải có, tuy nhiên kỹ năng kinh doanh là yếu tố nên có nếu bạn muốn tiếp tục theo đuổi nghề này. Khác với các nghề bác sĩ khác có hệ thống bệnh viện công và sự hỗ trợ từ Nhà nước, nghề thú y hầu như là một nghề dịch vụ.
Bác sĩ thú y thực chất đang cung cấp dịch vụ chăm sóc, khám chữa bệnh cho vật nuôi hoặc động vật. Để có thể mở phòng khám và duy trì hoạt động của nó, không chỉ dựa vào năng lực hay đam mê y khoa, bác sĩ thú y cần phải có kiến thức về kinh doanh để có thể vừa thực hiện nghề nghiệp vừa quản lý hoạt động của phòng khám, bệnh viện.
Thái độ ứng xử
Như đã phân tích ở trên, bác sĩ thú y là một nghề dịch vụ. Do đó ngoài việc có năng lực và kiến thức chuyên môn, người đảm nhiệm vị trí này còn cần có thái độ ứng xử tốt. Thái độ này không chỉ là đối với khách hàng mà còn là đối với những con vật mà mình trực tiếp điều trị, chăm sóc.
Về phía khách hàng, bác sĩ thú y cần có thái độ hòa nhã, tận tình trao đổi về tình trạng của thú cưng, vật nuôi hoặc hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc chúng, hướng dẫn về các thủ tục chích ngừa, phòng tránh bệnh tật… Chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến nguồn khách hàng, các mối làm ăn cho phòng khám.
Đối với vật nuôi hoặc thú cưng, cần phải chăm sóc chúng nhiệt tình, chu đáo như một người chủ thực thụ. Đây cũng là một trong những yếu tố để tăng thêm thiện cảm cho khách hàng, khiến họ tin tưởng vào tay nghề của bác sĩ.
5. Cơ hội thăng tiến của nghề bác sĩ thú y
Nhiều người khi tìm hiểu về ngành thú y, biết được bác sĩ thú y làm công việc gì liền nghĩ rằng đây nghề không có quá nhiều cơ hội phát triển, khi ra trường chỉ luôn làm các công việc chăm sóc động vật. Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm, bởi những năm gần đây, nhu cầu của người dân đối với dịch vụ này ngày một tăng lên. Đây không chỉ là một nghề nghiệp ổn định mà thậm chí còn mang đến nhiều cơ hội phát triển.
Bác sĩ thú y có thể làm được nhiều việc và có cơ hội thăng tiến tốt hơn nhiều người vẫn nghĩ. Lộ trình thăng tiến của nghề này có thể khái quát như sau:
-
Đối với những người đã được cấp chứng chỉ hành nghề, nếu không có ý định học thêm thì bác sĩ thú y vẫn thực hiện các công việc như thông thường, có thể mở phòng khám hoặc làm bác sĩ tại các phòng khám. Như vậy mức lương sẽ tăng theo thâm niên và năng lực.
-
Ngoài ra bác sĩ thú y nếu có ý định học tiếp bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ hoặc đi du học thì hoàn toàn có thể được giữ lại tại trường hoặc có thể trở thành giảng viên.
-
Bác sĩ thú y nếu có năng lực hoàn toàn có thể thi tuyển để trở thành cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước về thú y. Một số cơ quan mà bạn có thể tham khảo là Cục Thú y, Chi cục Thú y tại các cấp như tỉnh, huyện, trạm kiểm dịch động vật tại biên giới, cửa khẩu, sân bay…
-
Đối với các đơn vị tư nhân, các doanh nghiệp về lĩnh vực chăn nuôi, thú y hay thủy hải sản, bác sĩ thú y nếu có năng lực và kinh nghiệm hoàn toàn có thể trở thành cán bộ quản lý, kỹ thuật.
-
Bác sĩ thú y cũng có thể trở thành nhân viên tại các khu bảo tồn động vật hoang dã, vườn thú, các cơ quan thực hiện nghiên cứu về chăn nuôi hoặc thú y, phòng xét nghiệm thú y…
-
Với những người yêu thích nghiên cứu hoàn toàn có thể làm việc tại các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này.
Như vậy có thể thấy, bác sĩ thú y cũng là một trong những nghề có rất nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển, nếu như đáp ứng được các yêu cầu về bằng cấp và năng lực. Không chỉ bác sĩ thú y mà bất cứ ngành nghề nào, nếu người học xác định được mục tiêu và nỗ lực thì đều có thể có cơ hội thăng tiến.
6. Mức lương của một bác sĩ thú y
Mức lương của bác sĩ thú y dành cho người mới ra trường thường không cao, bởi vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên chỉ dao động từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng/tháng. Thế nhưng khi đã có kinh nghiệm và năng lực mức lương sẽ tăng lên, có thể từ 8.000.000 – 13.000.000 đồng/tháng, đây được xem là mức lương tầm trung của hầu một bác sĩ thú y. Mức lương cao nhất trên thị trường có thể lên đến từ 20.000.000 – 25.000.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính chất tham khảo bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ví dụ như năng lực, kinh nghiệm hay nơi làm việc. Mức lương của bác sĩ thú y tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… thường cao hơn các khu vực khác do nhu cầu chăm sóc thú cưng sẽ nhiều hơn, có thể lên đến 30.000.000 đồng. Thậm chí đối với những người có cơ hội làm việc tại nước ngoài thì mức lương sẽ còn cao hơn nữa. Ngược lại đối với những khu vực nông thôn hoặc những nơi chưa phát triển nhiều, mức lương khởi điểm của nghề này thậm chí có thể thấp hơn, chỉ dao động từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng/tháng.
Dù vậy, nhìn vào mặt bằng chung trên thị trường thì đây vẫn là một trong những ngành nghề có mức thu nhập ổn định và có nhiều tiềm năng để phát triển, đặc biệt là hiện tại khi đời sống của con người ngày một tốt lên, nhu cầu chăm sóc vật nuôi, thú cưng cũng ngày một tăng lên.
Tìm hiểu ngay thông tin liên quan đến ngành nghề
Nhân viên kinh doanh thiết bị y tế |
Nhân viên kinh doanh nội thất |
Nhân viên kinh doanh là làm gì |
Nhân viên tư vấn bảo hiểm |
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu |
Nhân viên kinh doanh bất động sản |
Nhân viên kinh doanh fpt |
Nhân viên tạp vụ |
Hợp đồng thuê nhân viên tạp vụ |
Nhân viên tạp vụ khách sạn |
Quy định cho nhân viên phục vụ |
Nhân viên phục vụ |
CTO |
Area Sales Manager |
HR Business Partner |
Data analyst |
Ngành công nghệ thông tin |
Content Marketing |
Biên tập viên |
Chuyên viên đối ngoại |
Nhân viên truyền thông |
Cộng tác viên viết bài |
Việc làm online tại nhà uy tín |
Nghề giúp việc |
Bác sĩ thú y |
Học luật ra làm gì |
Kỹ sư xây dựng |
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
Như vậy trong bài viết này, Blogduhoc.edu.vn.vn đã cùng với bạn đi tìm hiểu bác sĩ thú y làm công việc gì, cơ hội nghề nghiệp và mức lương của công việc này. Đây là một trong những nghề đáng quý, mang đến nhiều giá trị cho xã hội, đồng thời cũng có nhiều tiềm năng để phát triển. Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết của chúng tôi để hiểu thêm về nhiều nghề nghiệp, từ đó có thể xác định hướng đi và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân.