Những câu hỏi về điểm mạnh hay điểm yếu khi phỏng vấn có thể làm nhiều ứng viên lo lắng và hồi hộp. Có người cho rằng điểm mạnh sẽ dễ trình bày hơn điểm yếu, tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải biết cách trả lời một cách thông minh và thuyết phục. Trong bài viết này, Job3s sẽ bật mí những chiến lược và gợi ý để giúp bạn tự tin đối mặt với câu hỏi về điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn nhé!
1. Hỏi điểm yếu khi phỏng vấn làm gì?
Có thể hiểu rằng, nhà tuyển dụng biết các ứng viên sẽ né tránh trả lời điểm yếu khi đi phỏng vấn. Vì thế thông tin mà họ cần không phải là bạn có điểm yếu hay không mà muốn xác định những khả năng của bạn như:
- Khả năng phân tích: Nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy ứng viên nhận thức điểm yếu khi phỏng vấn sẽ như thế nào, bởi vì người biết mình có nhược điểm sẽ biết cố gắng phấn đấu.
- Khả năng chiến lược: Để khắc phục những điểm yếu của bản thân thì bạn sẽ có chiến lược gì nhằm cải thiện điều đó.
- Mức độ ảnh hưởng: Ở một vài ngành đặc thù, nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc mức độ phù hợp và chấp nhận điểm yếu của bạn.
- Do đó, ứng viên không nên trả lời rằng bản thân không có điểm yếu gì vì điều này sẽ làm cho nhà tuyển dụng nghĩ bạn khá kiêu ngạo và không trung thực.
2. Cách trả lời điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn
Khi đối mặt với câu hỏi nói về điểm yếu, bạn có thể tham khảo những nguyên tắc dưới đây để áp dụng trả lời một cách tự tin và ấn tượng hơn.
- Thể hiện điểm yếu theo cách tích cực
Đầu tiên, bạn nên thành thật và nói rõ về điểm yếu khi phỏng vấn, Thay vì trả lời qua loa thì hãy thể hiện điểm yếu theo cách tích cực. Bạn không nên nói dối nhưng hãy lựa chọn điểm yếu không liên quan đến vị trí đang ứng tuyển. Ngoài ra, có thể đề cập đến giải pháp mà bạn đang thực hiện nhằm cải thiện cũng như khắc phục điểm yếu đó.
- Một số điểm yếu không nên đề cập
Để trả lời điểm yếu bản thân khi phỏng vấn, bạn không nên đề cập đến những kỹ năng như chú ý đến chi tiết, kỹ năng giao tiếp, cẩn thận đảm bảo sự chính xác hay làm việc nhóm. Bởi vì khi bạn trả lời những kỹ năng này là điểm yếu thì sẽ gây ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng. Thay vào đó, hãy chọn điểm yếu khác và thể hiện sự chân thành đồng thời nói về cách khắc phục.
- Hãy nêu điểm yếu như sau:
Các bạn có thể áp dụng nêu điểm yếu khi phỏng vấn dưới đây:
– Nêu điểm yếu rõ ràng và không liên quan đến vị trí đang ứng tuyển.
– Trình bày cách bạn cải thiện điểm yếu như thế nào.
– Đề cập khéo léo đến điểm mạnh cần thiết cho công việc và có định hướng chi tiết.
>>> Xem thêm: Top 15 Những dấu hiệu rớt phỏng vấn việc làm dễ nhận biết
3. Mẫu trả lời các điểm yếu khi phỏng vấn
Nếu các bạn chưa biết phải trình bày điểm yếu khi phỏng vấn như thế nào thì có thể tham khảo các mẫu ở bên dưới. Thông qua đó, sẽ giúp bạn thể hiện tính chuyên nghiệp và khả năng tự cải thiện trong môi trường làm việc.
3.1. Ôm quá nhiều việc
Mẫu trả lời:
“Khi công việc chưa được hoàn thành, tôi luôn cảm thấy khó chịu và đôi lúc muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ hơn nữa. Tuy nhiên, khi trở thành người quản lý ở vai trò của mình, tôi phải cố gắng học cách ủy thác công việc. Để cảm thấy không bị quá tải, tôi đã triển khai hệ thống quản lý dự án nhằm ủy thác và quan sát công việc hiệu quả hơn”.
Ở mẫu câu trả lời này, bạn sẽ thể hiện được mình là người ham học hỏi và linh hoạt trong công việc. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy bạn là người quan tâm đến sự phát triển lâu dài. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nói về thành công trước đây với khả năng lãnh đạo của mình.
3.2. Khó đưa ra quyết định
Mẫu câu trả lời điểm yếu khi đi phỏng vấn:
“Đôi khi tôi đang phải cố gắng đưa ra những quyết định khi không có định hướng rõ ràng. Tôi có một đội ngũ làm việc cực kỳ năng suất nhưng vẫn chưa thể đưa ra quyết định trọng lúc cần nhất. Tôi đang tìm ra giải pháp cho vấn đề này bằng việc dựa vào kinh nghiệm của bản thân và thực hành lắng nghe chính mình”.
Câu trả lời này sẽ chứng minh được rằng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo và có thể rèn giũa kỹ năng đó. Ở đây bạn đang cho rằng bạn sẽ phải nổ lực rất nhiều để đưa ra được quyết định đúng đắn nhất.
3.3. Quá nghiêm khắc với bản thân
Mẫu câu trả lời:
“Tôi luôn tự hào về những thành phẩm mà mình tạo ra, tuy nhiên tôi cảm thấy mình đang vật lộ với bản thân để hài lòng với điều đó và dẫn đến tình trạng kiệt sức ở quá khứ. Hiện tại, tôi đang dần cải thiện bằng cách chăm sóc bản thân trước và sau giờ làm việc. Ngoài ra, tôi còn học được cách nhận ra khi nào nên phê bình và khi nào cần bác bỏ”.
Cách trả lời điểm yếu khi phỏng vấn như thế này thể hiện bạn là người sẵn sàng khắc phục điểm yếu đó bên ngoài công việc mà không chỉ trong giờ làm việc. Các bạn giải quyết như vậy chứng tỏ bạn có thể phát triển và trở thành một người làm việc hiệu quả.
3.4. Nói nhiều
Mẫu câu trả lời điểm yếu khi phỏng vấn:
“Tôi muốn tham gia vào những cuộc trò chuyện giữa các đồng nghiệp với nhau để có thể phát triển mối quan hệ cũng như xây dựng nhóm tuyệt vời hơn. Tuy nhiên, tôi thường có thói quan tiếp tục câu chuyện và dễ làm đồng nghiệp khác mất tập trung. Qua đó, tôi đã học được cách nói ngắn gọn và chuyển hướng trở lại công việc khi câu chuyện đã hết”.
Bạn sẽ nhận thức được xu hướng nói nhiều có thể gây mất tập trung ở nơi làm việc như thế nào và cần nhiều can đảm để thừa nhận điều này. Nhờ vậy mà bạn có thể phát triển mối quan hệ tốt với đồng nghiệp nhưng không phải trả giá bằng năng suất.
3.5. Để ý quá mức đến các chi tiết nhỏ
Mẫu câu trả lời:
“Điểm yếu lớn nhất của tôi là đôi khi bản thân tập trung quá nhiều vào các chi tiết của một dự án và dành thời gian để phân tích. Tôi đang cố gắng cải thiện việc này bằng cách tự mình kiểm tra và cho bản thân cơ hội tập trung lại vào bức tranh toàn cảnh. Với cách đó, tôi sẽ dễ dàng đảm bảo chất lượng mà bị cuốn vào những chi tiết ảnh hưởng để năng suất của mình hoặc của cả nhóm”.
Hãy đảm bảo rằng bạn giải thích cách cải thiện trong vấn đề này bằng việc nhìn vào bức tranh tổng thể. Đôi khi nhà tuyển dụng có thể không thích có một nhân viên quan tâm đến điểm mốt mà một nhân viên chắc chắn chất lượng và nỗ lực cho sự cân bằng là nhân tố tuyệt vời.
3.6. Khó khăn khi nhờ giúp đỡ
Mẫu câu trả lời cách nói điểm yếu khi phỏng vấn:
“Tôi rất khó yêu cầu ai đó giúp đỡ khi cần bởi vì tôi luôn muốn làm việc độc lập và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, thay vì cứ mãi vẫy vùng với những điều mình cho là đúng và mơ hồ, tôi đã có thể giải quyết những việc chuyên môn chất lượng hơn nhờ có sự giúp đỡ từ nhiều người xung quanh”.
Việc nhờ sự giúp đỡ có thể là một kỹ năng cần thiết khi bạn đang thiếu chuyên môn trong lĩnh vực nào đó và cảm thấy kiệt sức khi xử lý khối lượng lớn công việc. Nếu bạn cảm thấy khó để yêu cầu giúp đỡ thì có thể giải thích lý do tại sao bạn nghĩ điều đó có lợi và những cách nào mà bạn cố gắng để cải thiện kỹ năng đó.
3.7. Khó chịu với những nhiệm vụ mơ hồ
Mẫu câu trả lời điểm yếu khi phỏng vấn:
“Ở vị trí cũ của công việc trước đây, tôi đã trở nên quen với việc có một hướng đi chi tiết và rõ ràng nên thường không chắc chắn khi tiếp cận một mục tiêu hay nhiệm vụ mơ hồ. Để khắc phục điều này, tôi đã tạo một khuôn khổ cho những lúc tôi cảm thấy choáng ngợp bởi các nhiệm vụ. Bên cạnh đó sẽ tìm hiểu nhiệm vụ từng bước và lắng nghe lời khuyên từ anh chị đi trước. Như thế, tôi có thể phát triển mạnh khi thực hiện và làm việc tới tới mục tiêu cụ thể hơn”.
Hãy giải thích hiệu quả công việc bạn đạt được khi có nhiệm vụ và hướng dẫn chi tiết nhưng cũng cần trình bày các khả năng trong trường hợp phải nghĩ cách xoay xở nhiệm vụ mơ hồ. Đồng thời, bạn có thể giải thích các bước bạn đang thực hiện nhằm xác định ngày làm việc của mình khi được giao những nhiệm vụ chưa rõ ràng.
3.8. Dễ nổi nóng
Mẫu câu trả lời các điểm yếu khi phỏng vấn:
“Tôi có một tật xấu đó là dễ nổi nóng và thường cảm thấy khó chịu khi có ai đó làm việc không như những gì mình kỳ vọng. Tôi đã cải thiện điểm yếu này bằng việc tham gia một khóa học thiền. Nhờ đó mà tôi dần có những suy nghĩ tích cực hơn và không dễ bộc phát như trước đây.
Tôi nhận thấy điểm yếu của bản thân đã dần được khắc phục khoảng 80% và tôi hy vọng rằng sẽ sớm loại bỏ tính xấu này trong tương lai”.
Bạn có thể trình bày điểm yếu của bản thân và sau đó hãy đưa ra giải pháp cho vấn đề đó. Đồng thời hiệu quả của việc cải thiện đó sẽ mang lại cho bạn điều gì và dần mong muốn những điều tốt đẹp hơn.
>>> Xem thêm: 50+ Câu hỏi phỏng vấn ReactJS phổ biến cơ bản đến nâng cao
3.9. Thiếu kinh nghiệm
Mẫu câu trả lời điểm yếu khi phỏng vấn:
“Tôi chưa có nhiều kinh nghiệm sử dụng AI vì tôi chủ yếu dùng Corel. Tuy nhiên, đây đều là hai phần mềm thiết kế chính, do đó tôi đang tự học thiết kế bằng AI bằng những video hướng dẫn trên Youtube”.
Nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp hay làm việc trái ngành thì đây ắt hẳn là câu trả lời phù hợp dành cho bạn.
3.10. Khó từ bỏ 1 dự án
Mẫu câu trả lời những điểm yếu khi đi phỏng vấn:
“Tôi thật sự khó để từ bỏ một dự án và đây là một điểm yếu của bản thân trong thời gian qua. Tôi luôn mong muốn tìm kiếm điều gì đó để cải thiện và thay đổi nhược điểm này. Để giúp bản thân khắc phục tốt hơn, tôi đã tự đưa ra thời hạn sửa đổi dự án để đảm bảo rằng mình không thực hiện việc thay đổi vào phút cuối cùng”.
Nếu đây là điểm yếu của bạn, bạn có thể chia sẻ với nhà tuyển dụng cách phấn đấu để cải thiện bằng việc đặt cho mình thời hạn cho những sửa đổi. Đồng thời chủ động trước các thay đổi để qua đó bạn không phải đợi đến phút cuối cùng.
3.11. Khó duy trì cân bằng giữa công việc & cuộc sống
Mẫu câu trả lời:
“Tôi là một người thực sự yêu thích công việc của mình và có những mục tiêu với nhiều tham vọng, vì thế tôi khó tìm được sự cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc. Để cải thiện vấn đề này, tôi sẽ dành thời gian nghỉ ngơi cùng gia đình vào những khoảng trống trong lịch trình. Khi tôi thấy đầu ra của mình chất lượng hơn thì sự hào hứng trong công việc cũng ngày càng hiệu quả”.
Tìm kiếm sự cân bằng giữ công việc và cuộc sống là điều thực sự quan trọng để có thể duy trì động lực làm việc của bạn. Bạn hãy giải thích những cách đã học được nhằm cân bằng trong cuộc sống cá nhân và công việc để mang đến kết quả hữu hiệu như thế nào trong thời gian trình bày điểm yếu khi phỏng vấn.
4. Lưu ý cần nhớ khi nói về điểm yếu khi phỏng vấn
Khi bạn nói về điểm yếu của bản, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên nhớ để đảm bảo nên nói điểm yếu gì khi phỏng vấn một cách hiệu quả và tích cực:
- Không giấu dốt
Chắc chắn không ai là hoàn hảo, một nhà tuyển dụng luôn mong muốn có được nhân viên nhận ra yếu điểm của bản thân hơn là một người hoàn hảo. Vì thế, hãy nói điểm yếu khi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng thứ bạn chưa biết và qua đó để có cơ hội được chỉ dạy cũng như học hỏi kinh nghiệm.
- Tránh học thuộc lòng
Một nhà tuyển dụng dày dặn kinh nghiệm, họ sẽ nhanh chóng nhận ra câu trả lời của bạn có thực sự thật lòng hay là học thuộc rồi trả bài. Vì thế, các bạn nên trả lời phỏng vấn một cách chân thành và điều chỉnh sao cho phù hợp với câu hỏi.
- Không nên nói quá nhiều
Khi phỏng vấn nên nói điểm yếu là gì, cách khắc phục ra sao, không nên đi quá đà vì nhà tuyển dụng có thể đánh giá và ấn tượng không tốt về bạn.
- Đừng thể hiện bản thân hoàn hảo
Bất kỳ ai cũng đều có điểm yếu của bản thân, vì thế không nên tỏ ra kiêu ngạo hay không trung thực bằng việc trả lời không có điểm yếu nào.
- Đưa giải pháp vào câu trả lời
Dù đây là câu hỏi về mặt hạn chế của bản thân, nhưng bạn có thể tìm cách trả lời hướng đến sự tích cực và cho thấy rằng bản thân bạn hiểu rõ mình cần làm gì để thay đổi tốt hơn.
Những bài viết liên quan:
– Đi phỏng vấn mang theo gì? 10 Thứ bạn nên chuẩn bị
– Kinh nghiệm phỏng vấn online và cách trả lời ghi điểm
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin nghỉ việc
Trên đây là những chia sẻ cách trả lời điểm yếu và hy vọng qua đó sẽ mang đến cho bạn góc nhìn mới về những câu hỏi về điểm yếu khi phỏng vấn. Hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt và chúc bạn có một buổi phỏng vấn thành công. Đừng quên theo dõi Job3s để luôn cập nhật những thông tin hữu ích khác cùng nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn nhé!