Mỗi mùa tuyển sinh đến thì việc nên lựa chọn ngành nào hay trường nào lại trở thành tâm điểm và nhận được sự quan tâm rất lớn. Trong số đó, sức hút của khối ngành kinh tế đặc biệt là quản trị kinh doanh chưa bao giờ hạ nhiệt. Thế nhưng nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là ngành học dành cho hội “con nhà giàu”. Vậy thực tế ngành quản trị kinh doanh là gì? Vị trí, cơ hội việc làm sau khi ra trường của ngành này là như thế nào? Và liệu nó dễ thất nghiệp như mọi người vẫn nhận định? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Ngành quản trị kinh doanh là gì?
Kinh doanh là một trong những hoạt động tất yếu và vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, để việc kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi và phát triển tốt thì không thể thiếu đi công tác quản trị.
Hiểu được tầm quan trọng của điều này, ngành Quản trị kinh doanh được ra đời như một điều tất yếu. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu Ngành Quản trị kinh doanh thực sự là gì? Và các khối kiến thức mà sinh viên ngành này được đào tạo gồm những gì?
Quản trị kinh doanh là một trong những ngành học chưa bao giờ hết hot. Đây là ngành đào tạo cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc quản trị, thành lập hay vận hành doanh nghiệp sao cho hiệu quả. Khối kiến thức, kỹ năng mà sinh viên được đào tạo có thể sử dụng cho bất kỳ mô hình doanh nghiệp nào dù là tư nhân hay nhà nước, chính phủ hay phi chính phủ.
Lựa chọn ngành quản trị kinh doanh, sinh viên sẽ được làm quen, hướng dẫn để hiểu về hoạt động của các phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp từ hành chính, kỹ thuật, sản xuất đến hậu cần,… Chỉ khi hiểu rõ bản chất và hoạt động của từng bộ phận thì bạn mới có thể vận hành doanh nghiệp hoạt động sao cho hiệu quả nhất.
Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên của ngành quản trị kinh doanh còn được đào tạo các kỹ năng mềm liên quan đến quản trị như lãnh đạo, làm việc nhóm, hoạch định kế hoạch,… Thậm chí là cả vấn đề đạo đức nghề nghiệp cũng là điều mà sinh viên ngành quản trị kinh doanh được đào tạo.
Với nền tảng kiến thức cũng như khối kỹ năng được học, liệu sinh viên ngành quản trị kinh doanh có thể làm việc ở những vị trí nào? Và liệu quan niệm chỉ có con nhà giàu mới học quản trị kinh doanh có đúng? Hãy cùng theo dõi tiếp bài viết để có câu trả lời nhé.
Vị trí việc làm ngành quản trị kinh doanh
Các vị trí việc làm ngành quản trị kinh doanh
Lựa chọn theo học ngành quản trị kinh doanh, sinh viên sẽ được đào tạo gần như toàn bộ các kiến thức cần thiết để quản trị và vận hành doanh nghiệp. Chính vì thế mà các vị trí việc làm mà sinh viên ngành quản trị kinh doanh có thể đảm nhiệm là không hề ít. Dưới đây là các vị trí việc làm ngành quản trị kinh doanh mà bạn có thể tham khảo.
- Nhân viên kinh doanh – nền tảng vững chắc cho mọi sự thăng tiến
Đây là một trong những vị trí mà nhiều cử nhân quản trị kinh doanh lựa chọn sau khi tốt nghiệp. Và nhân viên kinh doanh cũng được xem là vị trí đặt nền móng vững chắc cho một lộ trình thăng tiến vững vàng.
Nhân viên kinh doanh là vị trí mà bạn cần trực tiếp tìm kiếm, chăm sóc và tư vấn cho khách hàng. Điều này giúp nhân viên hiểu sâu hơn về khách hàng, về thị hiếu tiêu dùng cũng như thi trường. Đây sẽ là nền tảng vững chắc để bạn có thể làm tốt các công việc liên quan đến quản trị kinh doanh sau này.
- Trưởng phòng kinh doanh
Hầu hết các nhân viên kinh doanh khi đủ năng lực và kinh nghiệm thì sẽ được xem xét cất nhắc để trở thành trưởng phòng kinh doanh. Đây cũng là vị trí giúp các cử nhân quản trị kinh doanh tiếp xúc với việc quản trị ở quy mô nhỏ, vận dụng kiến thức về quản lý vào trong công việc.
Trở thành trưởng phòng kinh doanh cũng đồng nghĩa với việc bạn phải chịu trách nhiệm giám sát, đảm bảo hiệu suất của bộ phận kinh doanh. Quá đó đánh giá tình hình thực tế trước khi đưa ra những phương án phù hợp.
Bên cạnh đó, trưởng phòng kinh doanh cũng sẽ là người hoạch định chiến lược, đưa ra mục tiêu cho cả phòng hoặc bộ phận kinh doanh. Ngoài ra, họ cũng sẽ là người tổ chức các chương trình đào tạo giúp nhân viên kinh doanh có thể nâng cao kiến thức, tay nghề, đảm bảo hiệu quả công việc.
- Nhân viên, chuyên viên tư vấn tài chính
Nghe có vẻ không liên quan quá nhiều nhưng tư vấn tài chính cũng là một trong những vị trí việc làm khá phổ biến của ngành quản trị kinh doanh. Lựa chọn ngành học này, bạn sẽ được đào tạo cũng như làm việc khá nhiều với các con số.
Bên cạnh đó, sinh viên ngành học này cũng sẽ được đào tạo bài bản về một số kỹ năng cần thiết như phán đoán, nhận định thị trường,… Đây là điều vô cùng cần thiết đối với vị trí tư vấn tài chính. Vì thế nên nếu học ngành quản trị kinh doanh lại yêu thích các con số thì đây là vị trí mà bạn có thể cân nhắc.
- Nhân viên, chuyên viên nghiên cứu và phát triển thị trường
Tìm hiểu về thị trường là một trong những điều cơ bản nhất mà sinh viên ngành quản trị kinh doanh được đào tạo. Bởi lẽ thị trường là yếu tố quan trọng bậc nhất trong kinh doanh. Vì thế nên muốn kinh doanh hiệu quả thì bạn không thể bỏ qua việc nghiên cứu, phát triển thị trường.
Công việc chính của nhân viên, chuyên viên phát triển thị trường chính là nghiên cứu để tìm ra nhóm khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó là tìm hiểu cách thức hoạt động, quảng cáo của đối thủ. Từ đó đưa ra những đề xuất phù hợp nhất về chiến lược marketing phù hợp.
Vì thế nên nếu bạn tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, lại đam mê với việc nghiên cứu thị trường thì không nên bỏ qua công việc này.
- Trở thành giảng viên các môn học của ngành quản trị kinh doanh
Tuy nhiên, nhiều người sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh không lựa chọn trực tiếp tham gia vào các vị trí liên quan đến kinh doanh tại các doanh nghiệp. Thay vào đó là lựa chọn trở thành giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…
Thế nhưng muốn hoàn thành tốt vai trò này thì bạn không chỉ cần kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn cần cả khả năng truyền đạt tốt. Vì thế nên không phải ai sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh cũng có thể trở thành giảng viên.
Ngoài các vị trí trên, cử nhân ngành quản trị kinh doanh cũng có thể trở thành cố vấn kinh doanh cho các doanh nghiệp. Hoặc nếu là một người tỉ mỉ, cẩn thận lại đam mê làm việc với các con số thì bạn có thể cân nhắc việc học thêm chứng chỉ cần thiết và theo đuổi công việc kế toán.
Bên cạnh đó thì nếu hoàn thành tốt các công việc, có khả năng quản trị tốt thì bạn hoàn toàn có cơ hội thăng tiến, làm việc tại các vị trí cao hơn như quản lý hay giám đốc bộ phận.
Các phẩm chất cần có của sinh viên cũng như nhân viên ngành quản trị kinh doanh
Có thể nói quản trị kinh doanh là một trong những ngành có lượng sinh viên rất lớn. Thế nhưng không phải ai cũng có thể học và theo đuổi các công việc liên quan đến lĩnh vực này. Vậy đâu là những phẩm chất cần có của sinh viên cũng như nhân viên ngành quản trị kinh doanh?
- Thực sự đam mê và mong muốn theo đuổi các công việc liên quan tới quản trị kinh doanh
Không chỉ riêng quản trị kinh doanh mà để theo đuổi bất kỳ công việc, bất kỳ lĩnh vực nào thì bạn cũng cần có đam mê. Đặc biệt, với lĩnh vực quản trị kinh doanh thì điều này lại càng quan trọng.
Ngành quản trị kinh doanh đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao. Không chỉ vậy mà nhân sự trong ngành cũng cần học hỏi liên tục để cập nhật và nâng cao năng lực của bản thân để thích ứng với sự thay đổi của nền kinh tế.
Không những vậy, quản trị kinh doanh là một trong những ngành có tỷ lệ cạnh tranh cao, tỷ lệ đào thải nhân lực cũng không hề thấp. Vì thế nên nếu không có đam mê thì sẽ rất có khó để bạn có thể chống chọi lại sự khắc nghiệt và cạnh tranh gay gắt trong công việc.
- Dành sự yêu thích đặc biệt cho các con số
Chỉ nghe tên ngành thôi cũng đủ biết rằng quản trị kinh doanh gắn liền với những con số. Nếu làm việc trong thời gian dài mà không có phương pháp hay không thực sự yêu thích những con số thì bạn rất dễ chán nản.
Bên cạnh đó, để trúng tuyển vào ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học hay cao đẳng thì không thể bỏ qua môn Toán. Vì thế nên nếu không thực sự yêu thích các con số, hãy cân nhắc thật kỹ việc có lựa chọn học quản trị kinh doanh hay không nhé.
- Có khả năng làm việc nhóm tốt, biết lắng nghe và hỗ trợ đồng đội
Không chỉ riêng kinh doanh mà bất kỳ công việc nào cũng sẽ cần sự phối hợp giữa các thành viên trong đội nhóm. Và với các vị trí liên quan đến quản trị kinh doanh thì khả năng này lại càng quan trọng.
Chỉ khi bạn có thể làm việc nhóm tốt, biết lắng nghe đồng đội để hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau thì công việc mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Chính vì thế nên nếu bạn muốn làm việc độc lập, không chịu sự chi phối hay đơn giản là không muốn nghe ý kiến của người khác thì việc lựa chọn ngành quản trị kinh doanh cũng không phải là ý kiến hay.
- Tư duy nhạy bén cùng khả năng phán đoán chính xác
Như đã nói, quản trị kinh doanh là một trong những ngành có tỷ lệ cạnh tranh cũng như đào thải ở mức cao. Vì thế nên để có thể phát triển và trụ vững trong ngành thì bạn cần rèn luyện cho mình khả năng tư duy cũng như óc phán đoán.
Điều này sẽ giúp bạn hiểu và nhận thức nhanh chóng tình hình trên thị trường. Từ đó có thể đưa ra phương án, giải pháp phù hợp để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.
- Khả năng giao tiếp, đàm phán cũng như thuyết phục đối phương tốt
Một trong những nhiệm vụ chính của kinh doanh chính là tìm kiếm và không ngừng kết nối với các khách hàng mới. Vì thế nên việc sở hữu khả năng giao tiếp tốt cũng là lợi thế rất lớn đối với những người lựa chọn theo đuổi ngành quản trị kinh doanh.
Thiếu đi khả năng giao tiếp, thuyết phục người đối diện cũng đồng nghĩa với việc bạn đã mất đi khá nhiều lợi thế. Không hề quá khi nói rằng khả năng giao tiếp và đàm phán là một trong những yếu tố quyết định xem bạn có thể tiến xa đến đâu trong ngành này.
Câu hỏi tuyển sinh ngành quản trị kinh doanh
Là một trong những ngành nghề hot nên không khó hiểu khi mỗi dịp tuyển sinh, các câu hỏi về ngành quản trị kinh doanh lại nhận được sự quan tâm rất lớn. Và dưới đây là một số câu hỏi tuyển sinh ngành quản trị kinh doanh thường gặp.
- Ngành quản trị kinh doanh đào tạo những kiến thức gì?
Hầu hết các bạn học sinh, sinh viên khi có ý định tìm hiểu về ngành quản trị kinh doanh thì đều quan tâm đến vấn đề này. Các đơn vị đào tạo từ trường đại học, cao đẳng,… đến các trung tâm dạy nghề ngành quản trị kinh doanh hầu hết đều đào tạo học viên cả kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng mềm cần thiết.
Khối kiến thức chuyên môn sẽ gồm các kiến thức về chiến lược kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, nghiên cứu và phân tích thị trường,… Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được đào tạo năng lực nghiệp vụ và khối kỹ năng mềm cần thiết như phân tích và xử lý tình huống, quản trị hay giao tiếp,…
Đặc biệt, tại một số trường học, việc đào tạo thường được gắn liền với thực tế. Sinh viên sẽ được trực tiếp tham quan môi trường làm việc cũng như trải nghiệm các công việc liên quan đến ngành học thông qua các kỳ thực tập ngắn hạn. Từ đó giúp các bạn sinh viên có thể cân nhắc và đưa ra lựa chọn nghề nghiệp cho mình.
- Ngành quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào?
Tương tự như các ngành có tính tổng quát khác, quản trị kinh doanh được chia thành rất nhiều chuyên ngành nhỏ. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đào tạo hết các chuyên ngành trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Một số chuyên ngành cơ bản trong lĩnh vực này phải kể đến như: quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị nhân lực, quản trị marketing,…
Dù cùng thuộc một ngành nhưng mỗi chuyên ngành sẽ có những đặc điểm và yêu cầu riêng. Vì thế nên trước khi lựa chọn chuyên ngành, sinh viên cần dành thời gian tìm hiểu thật kỹ để có được sự lựa chọn phù hợp.
- Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh có thể làm gì?
Là ngành nghề đào tạo gần như toàn bộ những kiến thức cần thiết trong kinh doanh nên cơ hội việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp quản trị kinh doanh là rất lớn. Với khối kiến thức và kỹ năng được đào tạo, các bạn hoàn toàn có thể hướng tới các vị trí quản trị tại doanh nghiệp.
Trong trường hợp muốn đi sâu tìm hiểu các lĩnh vực nhỏ hơn thì bạn cũng có thể cân nhắc việc trở thành nhân viên các bộ phận. Sau đó đưa ra lộ trình phát triển phù hợp để thăng tiến nhanh chóng nhưng đảm bảo phù hợp với nhu cầu và năng lực của bản thân.
- Học quản trị kinh doanh có dễ thất nghiệp không?
Ngành quản trị kinh doanh vẫn luôn là ngành có lượng sinh viên rất lớn. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn lao động mà ngành này cung cấp cho thị trường mỗi năm là không hề nhỏ. Điều này khiến nhiều người lo lắng rằng học quản trị kinh doanh sẽ rất dễ bị thất nghiệp.
Thế nhưng thực tế thì không phải vậy. Nền kinh tế không ngừng phát triển thì nhu cầu nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao trong khối kinh doanh là rất lớn.
Bên cạnh đó, nếu bạn thực sự có năng lực thì việc có thể tìm thấy công việc phù hợp với mức lương tương xứng là điều không hề khó. Bạn cũng nên cập nhật liên tục kiến thức mới để bản thân không bị tụt lại phía sau và có thể phát triển tốt.
Các trường đào tạo ngành quản trị kinh doanh năm 2023
Ngành quản trị kinh doanh xét tuyển bằng những khối nào?
Quản trị kinh doanh là ngành gắn liền với những con số. Vì thế nên các khối xét tuyển ngành này đều rất quan trọng môn Toán cũng như các môn học thuộc tổ hợp tự nhiên.
Các khối xét tuyển cụ thể sẽ phụ thuộc vào đề án tuyển sinh của từng trường. Tuy nhiên nhìn chung, một số khối thường được dùng để xét tuyển ngành quản trị kinh doanh có thể kể đến như:
-
A0 gồm các môn xét tuyển: Toán – Lý – Hóa
-
A1 gồm các môn xét tuyển: Toán – Lý – Anh
-
D1 gồm các môn xét tuyển: Toán – Văn – Anh,…
Các trường đào tạo ngành quản trị kinh doanh tốt năm 2023
- Đại học Ngoại thương – Foreign Trade University
FTU vốn là một trường đại học đơn ngành. Vì thế nên sự xuất hiện của Khoa Quản trị kinh doanh được xem là bước ngoặt vô cùng lớn của trường đại học chất lượng top đầu khối trường kinh tế khu vực miền Bắc.
Học quản trị kinh doanh tại FTU, sinh viên sẽ được đào tạo khối kiến thức chuyên môn chuyên sâu về quản trị kinh doanh trong môi trường quốc tế. Bên cạnh đó là đảm bảo khối kiến thức nền cơ bản về hoạch định chiến lược, tổ chức kinh doanh,…
Đặc biệt, trong quá trình học tập, sinh viên còn có cơ hội giao lưu, học hỏi hay trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp từ sớm thông qua các chương trình của nhà trường. Chính vì thế nên nguồn lao động ngành quản trị kinh doanh mà FTU cung cấp mỗi năm được đánh giá rất cao về chất lượng.
- Trường Đại học kinh tế Quốc dân – NEU
Nhắc đến những cái tên đình đám về đào tạo kinh tế ở khu vực phía Bắc thì không thể bỏ qua Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – NEU. Sở hữu đội ngũ giảng viên cực chất lượng với các chuyên gia kinh tế hàng đầu, NEU là sự lựa chọn không tồi nếu bạn muốn theo học khối ngành quản trị kinh doanh.
Lựa chọn NEU, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu từ khối kiến thức và kỹ năng nền tảng, sau đó sẽ đi sâu vào chuyên môn của từng chuyên ngành. Điều này giúp sinh viên dễ dàng tiếp nhận kiến thức cũng như hiểu sâu hơn về quản trị kinh doanh.
- Trường Đại học kinh tế TPHCM – UEH
Nếu bạn ở khu vực phía Nam và muốn học quản trị kinh doanh thì Trường Đại học kinh tế TPHCM chính là sự lựa chọn bạn không nên bỏ qua. Là một trường đại học thuộc top đầu khối ngành kinh tế phía Nam, lại có nhiều năm kinh nghiệm nên không khó hiểu khi UEH được nhiều sinh viên tin tưởng.
Chương trình đào tạo của UEH bám sát thực tế, cập nhật liên tục và gắn liền lý thuyết với thực hành. Chính vì thế mà cử nhân quản trị kinh doanh tại UEH thường được đánh giá rất cao về năng lực làm việc cũng như khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường.
- Trường Đại học Thương mại
Thương mại vẫn luôn là một trong những cái tên đầy sáng giá khi nhắc tới các trường đại học đào tạo ngành quản trị kinh doanh top đầu. Với bề dày lịch sử hơn 60 năm hoạt động, đây xứng đáng là một trong những sự lựa chọn mà bạn không nên bỏ lỡ.
Ngành quản trị kinh doanh tại Thương mại ghi dấu ấn nhờ sự gắn liền với thực tiễn, đào tạo chuyên sâu. Sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Thương mại cũng có nhiều cơ hội va chạm với môi trường làm việc thực tế từ sớm.
Đây cũng là điều mà không phải sinh viên trường đại học nào của khối ngành kinh tế cũng được trải nghiệm. Chính vì thế nên không khó hiểu khi Thương mại luôn là một trong những cái tên thuộc top đầu về đào tạo quản trị kinh doanh.
- Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TPHCM
Thêm một “ứng cử viên” sáng giá đến từ khu vực phía Nam chính là Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TPHCM. Quản trị kinh doanh vốn là một trong những ngành đào tạo chất lượng cao của đơn vị này nên hoạt động giảng dạy cũng rất được chú trọng.
Với tiêu chuẩn đào tạo quốc tế, sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại đây được tiếp cận với giáo trình mới nhất, cập nhật liên tục giúp sinh viên đáp ứng được yêu cầu của nguồn lao động chất lượng cao.
Ngoài những trường Đại học trên thì còn rất nhiều trường có tiếng trong lĩnh vực đào tạo ngành quản trị kinh doanh. Nếu dự định trở thành sinh viên theo học ngành này, bạn có thể cân nhắc tham khảo để chọn được trường học phù hợp nhất.
Điểm chuẩn ngành quản trị kinh doanh
Vậy điểm chuẩn của ngành quản trị kinh doanh tại các trường là bao nhiêu? Và ở các khu vực khác nhau thì điểm chuẩn có sự chênh lệch hay không?
Trên thực tế thì điểm chuẩn ngành quản trị kinh doanh phụ thuộc vào phổ điểm chung của mỗi năm. Vậy nên các thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Đối với các trường đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở phía Bắc, điểm chuẩn ngành quản trị kinh doanh thường trên 20 điểm. Thậm chí, với một số chuyên ngành và một số trường thì điểm chuẩn có thể lên đến 27 điểm trên thang điểm tổng 30.
Ở khu vực miền Trung, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng đang là trường đại học có điểm chuẩn ngành quản trị kinh doanh cao nhất. Điểm chuẩn gần nhất để xét tuyển vào ngành quản trị kinh doanh của trường Đại học kinh tế đang là 26 điểm.
Còn tại khu vực phía Nam thì phổ điểm có sự chênh lệch chút its. Phổ điểm chung của các trường cũng dao động ở mức trên 20 điểm. Tuy nhiên, trường Đại học Ngoại thương cơ sở phía Nam được xem là đơn vị top đầu với điểm chuẩn gần nhất là 28,55 điểm.
Vốn là ngành học cực thu hút với sinh viên nên việc điểm chuẩn ngành quản trị kinh doanh cao là điều khá dễ hiểu. Thậm chí một số trường đại học còn đặt ra các tiêu chí phụ đối với sinh viên tham gia tuyển sinh. Chính vì thế nên nếu dự định lựa chọn ngành học này, bạn nên cân nhắc và tham khảo thật kỹ trước khi lựa chọn nhé.
Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào?
- Chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp
Đây là chuyên ngành đào tạo chủ yếu là những nhà quản lý. Chuyên ngành này giúp người học có thể hiểu sâu và nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết để quản trị doanh nghiệp.
Bên cạnh đào tạo kiến thức chuyên môn, chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp còn giúp người học hiểu rõ về công việc, trách nhiệm của một người quản lý. Đây cũng chính là thời điểm để học viên có thể tự đánh giá và cân nhắc xem mình có thực sự phù hợp với ngành học hay không.
- Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp
Đây cũng là một trong những chuyên ngành cơ bản, được nhiều người lựa chọn khi học ngành quản trị kinh doanh. Quản trị doanh nghiệp là chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về quản lý kinh doanh, quản trị chiến lược hay quản trị điều hành,…
Các cử nhân của chuyên ngành này sẽ được đào tạo toàn diện từ kiến thức chuyên môn đến các kỹ năng cần thiết. Thậm chí, sinh viên cũng sẽ được đào tạo bộ môn Luật kinh doanh cũng như các bộ môn liên quan để đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
- Chuyên ngành Quản trị khởi nghiệp
Đây là chuyên ngành mà những ai dự định khởi nghiệp nhất định không thể bỏ qua. Chuyên ngành này sẽ đem đến cho bạn một cái nhìn toàn cảnh nhất về việc xây dựng, tổ chức và điều hành một doanh nghiệp.
Đây cũng chính là những kiến thức cực kỳ quý báu mà những người đam mê startup luôn tìm kiếm. Hiểu và vận dụng được những kiến thức này cũng đồng nghĩa với việc bạn đã tạo nên một nền tảng vững chắc để doanh nghiệp phát triển.
- Chuyên ngành Quản trị Logistic
Logistic là một trong những vực vô cùng hấp dẫn và có tiềm năng phát triển ở thời điểm hiện tại. Chính vì thế nên chuyên ngành Quản trị Logistic cũng trở thành sự lựa chọn của rất nhiều bạn sinh viên.
Đây cũng là một trong những ngành được đánh giá là vô cùng thiết thực nhất là với những bạn yêu thích công việc vận tải và quản lý chuỗi cung ứng. Chuyên ngành này đào tạo chủ yếu khối kiến thức và kỹ năng liên quan tới chuỗi cung ứng bằng nhiều phương thức khác nhau.
Chương trình đào tạo của chuyên ngành cũng được đánh giá là sát với thực tế, thiết thực và cập nhật liên tục. Với nhu cầu vận chuyển hàng hóa như hiện nay thì quản trị Logistics vẫn là chuyên ngành đầy sức hấp dẫn.
- Chuyên ngành Quản trị Marketing
Nhắc đến kinh doanh thì không thể nào bỏ qua Marketing. Đây là một trong những khâu gắn liền và góp phần không nhỏ vào việc phát triển mô hình kinh doanh. Thậm chí nếu bạn không quá thích kinh doanh nhưng đam mê hoạt động Marketing thì bạn có thể cân nhắc chọn ngành học này.
Chuyên ngành Quản trị Marketing sẽ đem lại cho sinh viên những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, giúp sinh viên hiểu được tầm quan trọng của marketing với hoạt động kinh doanh.
Sinh viên chuyên ngành quản trị marketing cũng sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng chuyên môn từ đánh giá, phân tích thị trường,… đến lập và thực hiện mục tiêu. Với những gì mà chuyên ngành này đã và đang đào tạo thì chất lượng của nguồn nhân lực marketing là điều không cần phải lo lắng.
Ngoài những ngành đào tạo cơ bản trên đây, ngành quản trị cũng có một số chuyên ngành đặc thù khác. Tuy nhiên, không phải đơn vị đào tạo nào cũng sẽ đào tạo đủ các chuyên ngành này. Vì thế nên nếu có nhu cầu lựa chọn ngành quản trị kinh doanh, hãy tham khảo các chuyên ngành đào tạo riêng để chọn được ngôi trường chất lượng nhất nhé.
Ngành quản trị kinh doanh có dễ xin việc không?
Đây là câu hỏi của rất nhiều sinh viên đang theo học ngành Quản trị kinh doanh. Thậm chí, rất nhiều người quan niệm rằng học quản trị kinh doanh ra trường sẽ thất nghiệp.
Thế nhưng thực tế cho thấy rằng cơ hội việc làm của ngành quản trị kinh doanh là vô cùng rộng mở. Bởi lẽ họ được đào tạo hầu hết các vấn đề trong lĩnh vực kinh doanh.
Bên cạnh đó, nếu bạn thực sự có năng lực, thực sự cố gắng thì không nhà tuyển dụng nào có thể bỏ qua bạn. Tuy nhiên, với lượng sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh thì tỷ lệ cạnh tranh là không hề nhỏ. Bạn cũng cần chuẩn bị các kỹ năng cần thiết để có thể phát triển vững vàng trong ngành.
Tổng kết
Trên đây là một số thông tin mà bạn cần biết nếu dự định chọn học quản trị kinh doanh. Hy vọng với những thông tin mà Job3s chia sẻ, bạn có thể cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra sự lựa chọn phù hợp với năng lực cũng như sở thích của bản thân.
-
Quản trị kinh doanh là ngành đào tạo cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc quản trị, thành lập hay vận hành doanh nghiệp sao cho hiệu quả.
-
Các vị trí việc làm của ngành quản trị kinh doanh rất đa dạng, tử lĩnh vực cho tới các cấp bậc.
-
Sinh viên cũng như nhân viên của ngành quản trị kinh doanh cần có một số phẩm chất nhất định để có thể đáp ứng được yêu cầu của ngành.
-
Các trường đào tạo ngành quản trị kinh doanh không hề ít. Các khối dùng để xét tuyển của ngành này có thể kể đến A0, A1 hay D1.
-
Điểm chuẩn ngành quản trị kinh doanh có thể thay đổi qua từng năm, phụ thuộc vào phổ điểm chung.
-
Ngành quản trị kinh doanh được chia thành nhiều chuyên ngành nhỏ. Nhưng không phải trường đại học nào cũng đào tạo đủ các chuyên ngành này.
-
Với những gì mà sinh viên ngành quản trị kinh doanh được đào tạo thì sau khi ra trường, cơ hội việc làm là vô cùng rộng mở.
Tìm hiểu ngay các thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nhóm quản lý
Back office là gì |
Qa qc là gì |
FTE là gì |
QC là gì |
Mẫu kế hoạch là gì |
Payslip là gì |
IQC là gì |
Operation là gì |
Headhunter là gì |
Talent acquisition là gì |
Mô hình Ask là gì |
|
Quản trị là gì |
Expat là gì |
Onboarding là gì |
Quy trình làm việc là gì |
Bom là gì |
|
Headhunter là gì |
Quy cách là gì |
Turnover rate là gì |
Ma trận Eisenhower là gì |
Work from home là gì |
|
HR admin là gì |
Ngành quản trị kinh doanh là gì |
Nguyên tắc 80/20 là gì |
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì |
Chạy deadline là gì |
Những bài viết liên quan:
Tố Chất Của Người Lãnh Đạo Là Gì? Người Lãnh Đạo Thành Công Có Tố Chất Gì?
Tìm hiểu các bài viết liên quan: