Những năm gần đây, R&D trở thành một trong những vị trí được săn đón nhiều trên thị trường tuyển dụng. Thế nhưng với nhiều người, khái niệm nhân viên R&D còn khá xa lạ. Vậy thì nhân viên R&D là gì, họ làm công việc nào và đâu là những kỹ năng cần có? Và muốn trở thành một nhân viên R&D thì cần những điều kiện gì? Hãy cùng Job3S khám phá điều đó qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Nhân viên R&D là gì? Những điều cần biết để trở thành một nhân viên R&D
Nhân viên R&D là gì?
R&D từ lâu đã được xem là một trong những chìa khóa dẫn đến thành công của nhiều doanh nghiệp. Đây là viết tắt của cụm từ Research and Development – có nghĩa là nghiên cứu và phát triển.
Đặt vào môi trường doanh nghiệp, R&D có nghĩa là nghiên cứu và phát triển bất kỳ hoạt động, dịch vụ nào để tạo ra sự đổi mới trong sản phẩm, dịch vụ hoặc hệ thống. Và nhân viên R&D là người chịu trách nhiệm chính để thực hiện nhiệm vụ này.
Hiểu một cách đơn giản thì nhân viên R&D chính là người chịu trách nhiệm thực hiện các quá trình nghiên cứu nhằm phát triển hoặc cải tiến, tạo ra sự thay đổi tích cực cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp hiện nay, R&D là một phần rất quan trọng, cũng là hạng mục được đầu tư rất nhiều về ngân sách cũng như nguồn lực.
Nhân viên R&D làm những công việc nào?
Các doanh nghiệp hiện nay thường có bộ phận R&D riêng. Và trong bộ phận này, mỗi cá nhân lại chịu trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ riêng biệt. Tuy nhiên nhìn chung thì các nhân viên R&D phải thực hiện một số công việc cơ bản như sau:
-
Trực tiếp trao đổi, phối kết hợp với các bộ phận liên quan trong công ty để khảo sát và nắm bắt được nhu cầu của thị trường.
-
Tiến hành nghiên cứu, phát triển các sản phẩm đã và đang có sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng.
-
Thông qua quá trình trải nghiệm, tiến hành cải tiến và chỉnh sửa sản phẩm theo yêu cầu của cấp trên.
-
Nhanh chóng phát hiện, thu hồi nếu phát hiện sản phẩm có lỗi hoặc bị khách hàng khiếu nại.
-
Chịu trách nhiệm nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển các sản phẩm mới.
-
Đảm bảo và chịu trách nhiệm với việc phát triển sản phẩm tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn của pháp luật
Ngoài các nhiệm vụ chung cơ bản như trên, trong bộ phận R&D được chia thành rất nhiều vị trí khác nhau. Và mỗi vị trí lại chịu trách nhiệm thực hiện những công việc riêng cụ thể như sau.
Product R&D – Nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Đây là một trong những vị trí thường gặp nhất trong bộ phận R&D tại các doanh nghiệp. Nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm là những người chịu trách nhiệm chính của việc nâng cao chất lượng của sản phẩm về cả thiết kế, chất liệu, tính năng cho đến công dụng.
Xét một ví dụ cụ thể tại các Apple, các nhân viên Product R&D chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển sao cho các dòng Macbook M2 có nhiều cải tiến hơn M1, các dòng iPhone đời sau sẽ hoạt động ổn định hơn các dòng iPhone ra mắt trước đó.
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp mà sản phẩm là các dịch vụ thì nhiệm vụ của các nhân viên Product R&D có đôi chút khác biệt. Họ sẽ là người chịu trách nhiệm nghiên cứu – phát triển để đem đến các chương trình khuyến mãi, tri ân và tặng quà cho khách hàng. Thông thường đó sẽ là các chương trình giảm giá đặc biệt hay tặng voucher,…
Technology R&D – Nhân viên nghiên cứu và phát triển công nghệ
Ứng dụng công nghệ nhằm giải phóng dần sức lao động những năm gần đây luôn là điều mà các doanh nghiệp sản xuất hướng tới. Chính vì thế nên các nhân viên Technology R&D sẽ chịu trách nhiệm tìm hiểu, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ để cải tiến các sản phẩm đã có hoặc xây dựng, sản xuất các sản phẩm mới.
Không dừng lại ở đó, các nhân viên thuộc bộ phận nghiên cứu và phát triển công nghệ còn có nhiệm vụ “tình báo”. Điều này có nghĩa là các nhân viên Technology R&D sẽ là người khảo sát, nghiên cứu công nghệ mà đối thủ áp dụng. Từ đó, các doanh nghiệp có thể cải tiến sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh, đồng thời cũng tránh được sự trùng lặp không đáng có.
Packaging R&D – Nhân viên nghiên cứu và phát triển bao bì
Đây là vị trí cực kỳ quan trọng với các doanh nghiệp, đơn vị chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm đồ đóng gói, đồ ăn khô hoặc sản phẩm tiêu dùng nhanh. Nhân viên nghiên cứu và phát triển bao bì sẽ dựa trên thị hiếu tiêu dùng để đưa ra những phương án chỉnh sửa bao bì sao cho đảm bảo tính thẩm mỹ nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Những nhiệm vụ chính của nhân viên Packaging R&D sẽ bao gồm:
-
Nghiên cứu và đưa ra phương án về chất liệu, kiểu dáng bao bì sao cho phù hợp nhất với sản phẩm.
-
Cân nhắc phương án thiết kế sao cho đảm bảo tính sáng tạo, thẩm mỹ nhưng vẫn thể hiện được thông điệp riêng.
-
Nghiên cứu và đảm bảo giữ nguyên các định lượng sản phẩm bên trong.
-
Sau quá trình sửa đổi, đảm bảo đã chú thích đầy đủ các nội dung liên quan đến sản phẩm và cách sử dụng lên bao bì.
Process R&D – Nhân viên nghiên cứu và phát triển quy trình
Đây là một trong những vị trí quan trọng nhất trong bộ phận R&D. Nhân viên Process R&D hay nghiên cứu & phát triển quy trình là những người chịu trách nhiệm nghiên cứu và đưa ra những đề xuất cải tiến các quy trình của doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp 3 cách nấu thịt gà ngon cho mẹ đảm đang
Đó có thể là quy trình sản xuất dây chuyền, quy trình vận hành máy hay là quy trình phục vụ,… Process R&D cũng là vị trí được đánh giá rất cao bởi lẽ có một quy trình chính xác và an toàn từ đầu là tiền đề để tạo nên thành công lớn. Hoặc không thì nó cũng sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa những sai sót không đáng có.
Kỹ năng cần có của một nhân viên R&D là gì?
Nhân viên R&D hiện là một trong những vị trí có nhu cầu tuyển dụng khá cao trên thị trường lao động Việt Nam. Vậy cần những kỹ năng gì để trở thành một nhân viên R&D?
Khối kiến thức về kỹ năng chuyên môn
Đối với bất kỳ vị trí nào thì kiến thức và kỹ năng chuyên môn cũng vô cùng quan trọng và với nhân viên R&D cũng không ngoại lệ. Đây là vị trí chịu trách nhiệm vô cùng quan trọng nên kiến thức chuyên môn không thể yếu kém.
Đối với từng nhân viên R&D ở bộ phận cụ thể như đã phân tích bên trên, khối kiến thức chuyên môn cần thiết của các nhân viên R&D phải được đảm bảo. Ngoài ra, một số đơn vị còn có các yêu cầu thêm về các yếu tố liên quan như:
-
Bằng cấp chuyên môn ở lĩnh vực nhân viên phụ trách
-
Kinh nghiệm làm việc ở những vị trí tương đương
-
Với khối công nghệ thì nhân viên cần có khả năng sử dụng hoặc cài đặt máy móc, có kiến thức về kỹ thuật
-
Một số đơn vị sẽ yêu cầu nhân viên thành thạo ngoại ngữ để đọc hiểu tài liệu chuyên ngành hoặc giao tiếp với các chuyên gia.
Khối các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc
Ngoài kỹ năng và kiến thức chuyên ngành, nhân viên R&D cũng cần trang bị cho mình khối kỹ năng mềm cần thiết để phục vụ công việc. Sự kết hợp song song giữa kỹ năng chuyên môn và khối kỹ năng mềm sẽ giúp nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc được giao.
Một số kỹ năng mềm mà các nhân viên R&D cần có phải kể đến như:
-
Kỹ năng giao tiếp cũng như khả năng trình bày trước đám đông
Nhân viên R&D thường xuyên phải giao tiếp, kết hợp với các phòng ban để xử lý công việc. Chính vì thế nên với một nhân viên R&D, khả năng giao tiếp và làm việc nhóm là cực kỳ cần thiết.
Bên cạnh đó, công việc yêu cầu bạn phải trình bày ý tưởng với nhiều người, đưa ra ý kiến và bảo vệ các nghiên cứu của mình. Vậy nên các nhân viên R&D cũng nên trang bị cho mình khả năng thuyết trình trước đám đông để có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
-
Khả năng tìm kiếm và phân tích thông tin
Để đưa ra những sáng kiến để phát triển sản phẩm thì nhân viên R&D cần có khả năng tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin. Bên cạnh các nguồn như tài liệu, sách báo thì bạn có thể tham khảo trên Internet. Vì thế nên khả năng phân tích và tổng hợp thông tin là cực kỳ cần thiết.
Ngoài ra thì thị trường luôn thay đổi không ngừng, thị hiếu cũng vì thế mà thay đổi theo. Vậy nên để bắt kịp xu hướng thì nhân viên R&D cũng cần khả năng tìm kiếm, cập nhất thông tin nhanh chóng để không lạc hậu hay tụt lùi với các đối thủ.
-
Khả năng chịu được áp lực cao trong công việc
Bất kỳ một vị trí nào trong doanh nghiệp cũng sẽ đòi hỏi khả năng chịu áp lực cao. Tuy nhiên, với vị trí là một nhân viên R&D thì lại nhiều hơn gấp bội. Là công việc liên quan đến nghiên cứu và cải tiến, phát triển sản phẩm nên deadline hoàn thành công việc khá dồn dập.
Bên cạnh đó, khối lượng công việc cũng như yêu cầu mà các nhân viên R&D phải đáp ứng là rất lớn. Đây cũng là lý do mà các nhân viên R&D dù là ở bộ phận nào cũng nên trang bị cho mình khả năng chịu áp lực trong công việc để đáp ứng được yêu cầu về thời gian cũng như chất lượng của sản phẩm.
Mức lương hiện nay của nhân viên R&D là bao nhiêu?
Trên thị trường lao động hiện nay, nhân viên R&D là một trong những vị trí có nhu cầu tuyển dụng khá lớn. Số lượng nhân viên hướng tới vị trí trong bộ phận R&D là không hề nhỏ. Vậy mức lương của các nhân viên R&D hiện nay là bao nhiêu?
Theo các nghiên cứu tính riêng trên thị trường Việt Nam, mức lương mà các nhân viên R&D được nhận không hề thấp. Trung bình, một nhân viên R&D sẽ có mức lương từ 6 đến 15 triệu đồng/tháng tùy theo năng lực, kinh nghiệm cũng như doanh nghiệp làm việc.
Tuy nhiên, đối với các nhân viên R&D thuộc lĩnh vực công nghệ, viễn thông thì mức lương này có thể lên tới 25 – 30 triệu đồng/tháng. Thậm chí, với những nhân viên có thâm niên hoặc có chuyên môn cao thì mức thu nhập còn cao hơn nữa.
Ngoài ra, nhân viên R&D còn có thể thăng tiến lên các vị trí cao hơn nếu đủ kinh nghiệm và chuyên môn. Khi đó, không chỉ thu nhập tăng lên mà chế độ phúc lợi xã hội của nhân viên cũng tăng lên khá nhiều. Chính vì thế nên dù khối lượng công việc không nhỏ, áp lực lại cao nhưng vẫn có rất nhiều người lựa chọn trở thành nhân viên R&D.
Có thể tìm việc làm nhân viên R&D ở đâu?
Là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng khá cao nhưng liệu bạn đã biết phải tìm việc làm R&D ở đâu chưa? Và đâu là các doanh nghiệp cần vị trí này nhiều nhất?
-
Các đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng nhiều vị trí R&D
R&D là một bộ phận không thể thiếu với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh. Chính vì thế nên nhu cầu tuyển dụng nhân viên R&D của các doanh nghiệp này là rất cao. Bên cạnh các vị trí nghiên cứu ứng dụng trực tiếp thì các doanh nghiệp còn tuyển dụng các nhân viên nghiên cứu học thuật.
Một số đơn vị, công ty hay doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân viên R&D nhiều phải kể đến như:
– Các trường học, trường đại học công lập hoặc tư thục nhưng thuộc nhóm phát triển mạnh các ngành Khoa học tự nhiên
– Viện nghiên cứu hoặc Viện hàn lâm khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau
– Các bệnh viện công – tư, các phòng thí nghiệm liên quan đến y dược
– Các công ty, doanh nghiệp về sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng hoặc đồ công nghệ, viễn thông
- Người lao động tìm việc làm R&D ở đâu?
Hiện nay có rất nhiều nền tảng hỗ trợ người dùng có thể tìm việc R&D. Nếu có nhu cầu trở thành nhân viên của các công ty lớn thì bạn có thể theo dõi các trang tin tuyển dụng của các doanh nghiệp hoặc website của họ.
>>>>>Xem thêm: 5 cách làm nước tương tỏi ớt giúp mọi món ăn bùng nổ vị giác
Ngoài ra, bạn có thể tìm việc làm trên các nền tảng tuyển dụng như Job3S. Đây cũng là một trong những nguồn cung cấp cơ hội việc làm chính cho các nhân viên R&D trên thị trường hiện nay.
Tại Job3S, các thông tin về doanh nghiệp, mô tả công việc cũng như quyền lợi dành cho nhân viên đều được công khai, minh bạch. Vậy nên người lao động hoàn toàn có thể cân nhắc việc tìm kiếm cơ hội việc làm lĩnh vực R&D trên nền tảng này.
Tổng kết
Trong bài viết trên đây, Job3S đã chia sẻ những thông tin về nhân viên R&D, công việc cũng như các kiến thức, kỹ năng mà một nhân viên R&D cần có. Hy vọng rằng bạn đọc sẽ có được cái nhìn khách quan nhất về vị trí nhân viên R&D cũng như cơ hội việc làm của ngành này.
-
Nhân viên R&D là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển bất kỳ hoạt động, dịch vụ nào để tạo ra sự đổi mới trong sản phẩm, dịch vụ hoặc hệ thống.
-
Nhân viên R&D phải thực hiện khá nhiều đầu mục công việc. Và ở mỗi vị trí riêng biệt trong bộ phận R&D thì công việc và trách nhiệm của nhân viên cũng sẽ có sự khác biệt.
-
Để trở thành một nhân viên R&D tài giỏi thì cần đảm bảo cả khối kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng mềm cần thiết.
-
So với mặt bằng chung trên thị trường việc làm, mức lương của nhân viên R&D không phải thấp. Thậm chí nếu bạn đủ năng lực thì mức thu nhập của vị trí này rất ấn tượng.
-
R&D hiện nay là lĩnh vực phát triển mạnh nên cơ hội việc làm cho các nhân viên R&D cũng rất rộng mở. Người lao động cũng có thể tìm kiếm việc làm trên nhiều nền tảng khác nhau mà Job3S là một ví dụ.
Tìm hiểu thêm:
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu thư xin việc
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin việc
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu sơ yếu lí lịch
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin nghỉ việc
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
Những bài viết liên quan:
Full Stack Developer Là Gì? Những Điều Cần Biết Để Trở Thành Một Full Stack Developer
Data Analyst Intern Là Gì? Lương Thực Tập Sinh Data Analyst Bao Nhiêu?
Tìm hiểu ngay các thuật ngữ được sử dụng trong ngành marketing
Workshop là gì |
Chạy ads là gì |
Copywriting là gì |
Người sáng tạo nội dung số là gì |
Content writer là gì |
Associate là gì |
Trade Marketing là gì |
Nhân viên phát triển thị trường là gì |
Focus group là gì |
Affiliation là gì |
Nhân viên R&D là gì |
Mô hình smart là gì |
Ngành E-commerce là gì |