Nguyên tắc SMART và những cách ứng dụng sao cho hiệu quả

Nguyên tắc SMART và những cách ứng dụng sao cho hiệu quả

Mục tiêu luôn là những điều rất cần thiết để bạn có thể lên kế hoạch và thực hiện công việc một cách thuận lợi. Thế nhưng không nhiều người biết rằng để lên được những mục tiêu vừa sức và khả thi cũng cần những nguyên tắc nhất định. Và SMART là một trong những nguyên tắc như thế. Vậy nguyên tắc SMART là gì? Và đâu là những điều bạn nên biết để áp dụng hiệu quả? Hãy cùng Job3S khám phá ngay trong bài viết dưới đây.

Nguyên tắc SMART là gì?

Nếu quan tâm đến việc làm sao để lập mục tiêu cho cụ thể và khả thi thì có lẽ bạn đã từng nghe qua nguyên tắc SMART. Tuy nhiên ít ai biết SMART là gì và như thế nào thì được gọi là nguyên tắc SMART.

SMART là nguyên tắc được áp dùng để xây dựng mục tiêu trong tương lai sao cho phù hợp với khả năng của bản thân. Nguyên tắc này không chỉ áp dụng cho cá nhân mà còn có thể áp dụng cho đội nhóm, phòng ban, bộ phận hay thậm chí là cả công ty khi cần hoạch định và xác định mục tiêu dài hạn.

Nguyên tắc SMART được xây dựng dựa trên 5 yếu tố chính là S – Specific (Dễ hiểu, cụ thể), M – Measurable (Có thể đo lường), A – Achievable (Tính khả thi), R – Realistic (Tính thực tế) và T – Time bound (Giới hạn thời gian). Vậy cụ thể từng yếu tố là như thế nào? Tiếp tục theo dõi bài viết để có được câu trả lời nhé.

Nguyên tắc SMART và những cách ứng dụng sao cho hiệu quả

Nguyên tắc SMART được xây dựng dựa trên 5 yếu tố S, M, A, R và T

Specific – Dễ hiểu, cụ thể

Bất kỳ ai, bất kỳ khi nào đặt mục tiêu thì điều đầu tiên bạn cần nhớ đến chính là sự dễ hiểu, cụ thể. Thay vì việc vẽ ra những mục tiêu to lớn nhưng lại vô cùng trừu tượng thì một mục tiêu cụ thể sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn những việc mình cần phải làm.

Nhiều nhà khoa học cũng từng thực hiện những nghiên cứu về vấn đề này. Và họ đã nhận ra rằng mục tiêu càng cụ thể, càng dễ hiểu thì khả năng đạt được sẽ càng cao.

Xét một ví dụ cụ thể, nhiều bạn trẻ thường đặt ra mục tiêu to lớn như phải giỏi Tiếng Anh. Tuy nhiên giỏi như thế nào thì với mỗi người sẽ có một mục tiêu khác nhau. Vì thế nên thay vì đặt ra mục tiêu chung chung, bạn có thể cân nhắc để đưa ra những mục tiêu cụ thể như đạt 700+ TOEIC sau 3 tháng ôn. Điều này cũng sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được công việc mình cần làm để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Measurable – Đo lường

Đây là yếu tố liên quan tới những con số và có thể đo lường được. Một mục tiêu mà bạn có thể xác định, có thể đo lường được thì đồng nghĩa với việc nó có tính khả thi rất cao. Và nó đã được lên kế hoạch để hoàn thành.

Những con số mà chúng ta đưa ra chính là tiền đề, là bàn đạp và động lực để để hiện thực hóa mục tiêu đó. Không chỉ vậy, yếu tố này còn giúp bạn đánh giá bản thân và công việc dựa trên những kế hoạch và con số đã đặt ra.

Ví dụ bạn muốn đạt 700+ TOEIC trong vòng 3 tháng thì bạn cần học tiếng anh hàng ngày. Vậy mỗi ngày cần học bao nhiêu là đủ? Thay vì thế, bạn có thể cân nhắc chia nhỏ nhiệm vụ như mỗi ngày học 25 từ khóa, luyện nghe 20 phút,… Điều này sẽ giúp bạn có nhiều động lực hơn để thực hiện những nhiệm vụ đã được đặt ra.

Nguyên tắc SMART và những cách ứng dụng sao cho hiệu quả

Mỗi yếu tố nhằm xác định một khía cạnh riêng

Attainable – Tính khả thi

HIểu về khả năng của bản thân là điều rất quan trọng trước khi đưa ra mục tiêu. Đưa ra một mục tiêu vượt quá khả năng thực hiện sẽ rất dễ khiến bạn bị đuối sức và muốn bỏ cuộc. Đó là lý do tại sao nguyên tắc SMART có tiêu chí về tính khả thi.

Tuy nhiên, khả thi không có nghĩa là bạn chỉ đặt ra những mục tiêu đơn giản, không cần nỗ lực, cố gắng quá nhiều để đạt được. Lâu dần, điều này sẽ dẫn đến sự chán chường, không muốn nỗ lực.

Thay vào đó, hãy đưa ra những mục tiêu đủ lớn nhưng nằm trong khả năng có thể nỗ lực để đạt được và không sợ khó khăn. Khi làm được điều đó thì bạn sẽ luôn cố gắng, nỗ lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Ví dụ như bạn mất gốc hoàn toàn tiếng anh nhưng lại đặt ra mục tiêu đạt 700+ TOEIC trong vòng nửa tháng. Thì đây là điều không thể. Đó cũng chính là một mục tiêu thiếu đi tính khả thi so với năng lực thực sự của bạn.

Realistic – Tính thực tế

Một mục tiêu chỉ có ý nghĩa nếu gắn nó vào với thực tế. Chỉ khi đảm bảo đủ điều kiện thực tế thì bạn mới có thể thực hiện được mục tiêu và làm nó trở nên có giá trị hơn.

Có thể kể đến ví dụ như bạn lựa chọn học Tiếng Anh để đi du học. Vì thế nên bạn phải lựa chọn những quốc gia có sử dụng tiếng anh. Trong trường hợp bạn lựa chọn du học tại Hàn Quốc hay Nhật Bản thì việc học tập trung Tiếng Anh mà bỏ qua ngôn ngữ của họ thì đây chính là một mục tiêu thiếu tính thực tế.

Time bound – Khung thời gian

Khung thời gian chính là yếu tố còn lại trong nguyên tắc SMART. Có được khung thời gian cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể xác định được quỹ thời gian mình có để thực hiện mục tiêu.

Điều này sẽ giúp bạn đặt ra kế hoạch một cách rõ ràng để để đạt được mục tiêu. Bên cạnh đó, việc có khung thời gian cũng sẽ giúp bạn có thể điều chỉnh được công việc nếu cần thiết khi bị chậm hoặc lệch khỏi kế hoạch.

Mục tiêu SMART là gì

SMART là nguyên tắc khá thường thấy, được áp dụng để có được một mục tiêu phù hợp nhất. Vậy mục tiêu SMART là gì? Hay hiểu một cách đơn giản hơn thì như thế nào được cho là một mục tiêu SMART?

Nguyên tắc SMART và những cách ứng dụng sao cho hiệu quả

Như thế nào được gọi là một mục tiêu SMART

Một mục tiêu được cho là SMART khi nó đảm bảo được cả 5 yếu tố trên. Và mỗi yếu tố sẽ được sử dụng với mục đích giúp bạn tìm ra câu trả lời những câu hỏi nhất định trước khi vạch ra mục tiêu cho mình. Cụ thể như:

  • Specific: Là yếu tố giúp bạn trả lời những câu hỏi như bạn đang muốn đạt được điều gì? Bạn muốn hoàn thành nó nhằm mục đích gì hay làm gì để đạt được mục tiêu đó?

  • Measurable chính là yếu tố giúp bạn xác định được mục tiêu đang được thực hiện đến đâu? Và điểm đích của mục tiêu đó là mức bao nhiêu?

  • Achievable là yếu tố giúp bạn xác định năng lực của bản thân. Nó sẽ giúp bạn biết rằng liệu bạn có thể đạt được mục tiêu đã đặt ra? Đó có phải là mục tiêu quá sức với bạn hoặc có bao nhiêu khả năng bạn sẽ từ bỏ mục tiêu này giữa chừng?

  • Realistic chính là điều xác định sự thực tế của mục tiêu bạn đã vạch ra. Liệu mục tiêu đó có phù hợp và bạn có đủ điều kiện để nhận nó? Và liệu nó có phù hợp với thực tế hay không?

  • Time – bound có ý nghĩa là xác định khung thời gian thực hiện mục tiêu đó. Đâu là thời gian bắt đầu, đâu là thời gian kết thúc và liệu thời gian như vậy có phù hợp?

Và khi một mục tiêu đảm bảo được 5 yếu tố trong nguyên tắc SMART thì bạn có thể đảm bảo thực hiện được nó trong đúng thời gian cũng như đảm bảo được chất lượng.

Nguyên tắc đặt ra mục tiêu cho SMART

Nguyên tắc đặt ra mục tiêu cho SMART cũng là điều vô cùng quan trọng. Nó được xem như tiền đề để thực hiện mục tiêu hiệu quả mà bạn cần nắm rõ. Một số quy tắc quan trọng có thể kể đến như:

Nguyên tắc SMART và những cách ứng dụng sao cho hiệu quả

Để đặt được mục tiêu SMART thì cần tuân theo những nguyên tắc nhất đinh

  • Tiến hành xác định toàn bộ công việc cần thực hiện, các lĩnh vực cũng như các kết quả mà bạn cần phải chịu trách nhiệm với nó.

  • Xây dựng tuyên bố mục tiêu cho từng nhóm, từng bộ phận hoặc phòng ban riêng biệt. Từ đó xác định đúng phạm vi, tập trung vào kết quả đạt được thay vì nhiệm vụ đã phân công.

  • Xác định mục tiêu đủ cao, bao gồm tất cả những kết quả cốt lõi mà bạn chịu trách nhiệm nhưng phải đảm bảo rằng nó phải đủ rõ ràng để có thể đo lường được sự thành công.

  • Nhớ rõ rằng mục tiêu phải là trách nhiệm với công việc đang thực hiện. là dự án mới hay bất kỳ nhiệm vụ, dự án mới hoặc các trường hợp ưu tiên cũng như các sáng kiến cụ thể với mục đích cống hiến cho chu kỳ hiệu suất.

  • Đừng tham lam và đặt ra quá nhiều mục tiêu. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy mục tiêu của bạn đang ở mức quá thấp và bạn đang tập trung quá nhiều vào số lượng nhiệm vụ thay vì kết quả cuối cùng.

Trong trường hợp có quá nhiều mục tiêu và các mục tiêu này có xu hướng định hướng theo nhiệm vụ, bạn có thể xem xét kết hợp một số mục tiêu vào một khu vực kết quả rộng lớn hơn.

Cách thiết lập SMART cho bản thân

Để đặt ra được mục tiêu cho SMART thì điều đầu tiên bạn cần hiểu rõ nguyên tắc này. Sau đó, bám sát 5 yếu tố trên để xây dựng được một mục tiêu đạt chuẩn. Và dưới đây chính là cách thiết lập SMART cho bản thân mà bạn có thể áp dụng để có được một mục tiêu khả thi.

Nguyên tắc SMART và những cách ứng dụng sao cho hiệu quả

Để lập được mục tiêu SMART cho bản thân cần bám sát cả 5 yếu tố

  • Định hình ý định hay chính là đặt ra mục tiêu theo nguyên tắc đã nêu

Đây là việc giúp bạn hoạch định ra mục tiêu cho chính bản thân mình. Tuy nhiên nhớ bám sát vào 4 yếu tố của nguyên tắc SMART như đã nêu. Làm được điều đó, bạn sẽ có được một mục tiêu thực tế và khả thi.

  • Viết mục tiêu ra giấy để tự nhắc nhở bản thân thực hiện nó

Thay vì việc vạch mục tiêu ra rồi để đó, bạn có thể cân nhắc việc viết mục tiêu đó ra giấy và dán ở một nơi dễ thấy. Điều này sẽ giúp bạn có thể thường xuyên nhìn thấy nó. Đó cũng chính là một cách để nhắc nhớ, tạo động lực cho chính mình để thực hiện mục tiêu.

  • Xây dựng kế hoạch chi tiết cho mục tiêu để đảm bảo thực hiện trong kế hoạch đã vạch ra

Mục tiêu có được thực hiện hay không là do một phần rất lớn ở kế hoạch thực hiện. Việc lập kế hoạch không chỉ giúp bạn chia nhỏ mục tiêu mà còn giúp bạn biết được mình cần làm những gì, đâu là việc có thể rút ngắn thời gian thực hiện để đẩy nhanh tiến độ? Bên cạnh đó, xây dựng được một kế hoạch chi tiết cũng sẽ giúp bạn có thể tự mình theo dõi tiến độ công việc và tiến hành điều chỉnh nếu cần.

Nguyên tắc SMART và những cách ứng dụng sao cho hiệu quả

Đặt ra mục tiêu SMART cũng sẽ giúp bạn tối ưu hiệu quả công việc

Bạn nên tự mình kiểm tra để biết được tiến độ công việc thực sự ở đâu, bạn còn cần thực hiện những gì hay cần điều chỉnh những gì để đáp ứng được nhu cầu làm việc. Thực hiện được những điều này, bạn sẽ đảm bảo được việc hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu trong khung thời gian cho phép mà vẫn đảm bảo chất lượng.

Lợi ích của việc áp dụng smart trong Marketing

Bất kỳ nguyên tắc nào đó được áp dụng đều nhằm những mục tiêu nhất định. Và trong trường hợp nó thực sự hiệu quả, lợi ích mà nó đem lại là vô cùng lớn. SMART đối với Marketing cũng không ngoại lệ. Vậy những lợi ích mà nguyên tắc này đem lại cho lĩnh vực marketing gồm những gì?

Cụ thể hóa mục tiêu

Đây là một trong những lợi ích lớn và quan trọng nhất của SMART đối với Marketing. Không khó để chúng ta bắt gặp những doanh nghiệp đặt ra những mục tiêu quá sức với khả năng mà doanh nghiệp có thể đạt được.

Điều này không chỉ khiến doanh nghiệp tốn nhiều thời gian, công sức mà mục tiêu đặt ra cũng không thể đạt được. Khi đó việc áp dụng SMART là vô cùng cần thiết. Nó giúp doanh nghiệp hiểu được tiềm lực của mình đến đâu rồi cụ thể hóa nó bằng những con số.

Khi đó mục tiêu sẽ hiển thị trên một bản đồ số, dễ dàng hình dung và đánh giá. Phía doanh nghiệp theo đó cũng cân nhắc được nhiệm vụ để đưa ra chiến lược, bám sát mục tiêu.

Nguyên tắc SMART và những cách ứng dụng sao cho hiệu quả

SMART giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định mục tiêu trong khả năng thực hiện

Tăng độ chính xác của mục tiêu

Áp dụng nguyên tắc SMART là cách để các doanh nghiệp dễ dàng thống kê và nhìn nhận các mục tiêu đã đưa ra. Điều này cũng sẽ giúp bạn xác định được đâu là mục tiêu phù hợp và không.

Việc áp dụng SMART cũng sẽ giúp mục tiêu được cụ thể hóa, xác định được khung thời gian nhất định cần cho việc hoàn thiện mục tiêu đó. Điều này cũng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hoạch định chiến lược, đưa ra mục tiêu phù hợp, chính xác và có tính toán hơn.

Cải thiện khả năng đo lường

Một trong những ưu điểm của SMART chính là việc cải thiện khả năng đo lường. Không chỉ nhân viên mà đội ngũ quản trị hoặc lãnh đạo doanh nghiệp cũng có thể tự mình xác định được điều này.

Đội ngũ phía trên còn đo lường được khối lượng công việc, mục tiêu của nhân viên cũng như mức độ hoàn thành. Từ đó sẽ đưa ra được những biện pháp nhằm cải thiện và khắc phục một cách phù hợp, hiệu quả hơn.

Nguyên tắc SMART và những cách ứng dụng sao cho hiệu quả

Áp dụng nguyên tắc SMART cũng sẽ giúp cải thiện khả năng đo lường và tăng hiệu suất làm việc

Gia tăng hiệu suất làm việc

Ít ai nghĩ rằng SMART là một trong những yếu tố giúp gia tăng năng suất làm việc của nhân viên. Nhưng trên thực tế, nếu mục tiêu là nền tảng thì mục tiêu SMART sẽ là bàn đạp, giúp nhân viên hoạch định được rõ ràng hơn mục tiêu để vạch ra kế hoạch thực hiện.

Còn về phía doanh nghiệp và nhà quản trị cũng có thể kiểm soát, đánh giá năng lực nhân viên. Bởi lẽ không phải làm việc với thời gian lớn có nghĩa là hiệu suất công việc của họ cao. Chính vì thế nên áp dụng nguyên tắc SMART sẽ giúp nhân viên tự đưa ra mục tiêu, tự lên kế hoạch và thực hiện nó hiệu quả.

Thay vì làm việc chăm chỉ, nhiều người lựa chọn làm việc thông minh. Điều này không chỉ giúp gia tăng hiệu quả và còn giúp nhân sự luôn thấy vui vẻ, thoải mái hơn trong việc cống hiến.

Ví dụ về mục tiêu SMART trong kinh doanh, học tập

SMART không phải là nguyên tắc chỉ ứng dụng trong riêng lĩnh vực marketing. Sự thực tế, chặt chẽ giúp SMART trở thành một trong những nguyên tắc phù hợp và có thể ứng dụng được trong rất nhiều lĩnh vực. Dưới đây là một số ví dụ về việc ứng dụng SMART trong các lĩnh vực khác nhau.

Mục tiêu SMART cho sinh viên

Nhiều người lầm tưởng rằng nguyên tắc SMART chỉ áp dụng được cho quy mô doanh nghiệp hoặc nhân viên. Nhưng trên thực tế, nguyên tắc này có thể được dùng cho cả học sinh sinh viên.

Học tập cũng cần đề ra những mục tiêu nhất định. Và để đạt được mục tiêu đó thì việc đặt ra kế hoạch, mục tiêu và xác định khung thời gian thực hiện là điều rất quan trọng.

Nguyên tắc SMART và những cách ứng dụng sao cho hiệu quả

Học sinh, sinh viên có thể áp dụng mục tiêu SMART vào học tập

Một ví dụ đơn giản là khi bạn muốn học giỏi tiếng anh và đi du học. Tuy nhiên, nếu chỉ đặt mục tiêu như vậy thì quá mông lung. Áp dụng nguyên tắc SMART vào trường hợp này chúng ta có thể cụ thể hóa mục tiêu như sau:

  • S – Specific (Dễ hiểu, cụ thể)

Thay vì việc đưa ra mục tiêu chung chung là giỏi tiếng anh, bạn hãy cụ thể hóa nó thành các mục tiêu nhỏ hơn. Ví dụ như đạt 7.5 IELTS hoặc thành thạo ngôn ngữ để giao tiếp với người bản xứ sau nửa năm ôn luyện.

  • M – Measurable (Có thể đo lường)

Để đạt được 7.5 IELTS, bạn cần chia nhỏ nhiệm vụ theo từng ngày. Ví dụ mỗi ngày dành 30 phút học từ mới theo chủ đề, dành 30 phút luyện nghe, thêm 30 cho việc luyện viết và mỗi ngày 15 phút để tập phát âm.

  • A – Achievable (Tính khả thi)

Vì đã có kiến thức căn bản nên thời gian đặt ra để đạt 7.5 IELTS và giao tiếp lưu loát bằng tiếng anh là 6 tháng. Nếu để ngắn hơn thì rất có khả năng bạn không thể đạt được mục tiêu. Tuy nhiên nếu dài hơn thì dễ khiến cho bạn không nỗ lực.

  • R – Realistic (Tính thực tế)

IELTS là một trong những chứng chỉ tiếng Anh được rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp công nhận. Số lượng người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam cũng rất nhiều. Chính vì thế nên việc giỏi tiếng Anh, có chứng chỉ và giao tiếp tốt với người nước ngoài hoàn toàn thực tế.

  • T – Time bound (Giới hạn thời gian)

Ví dụ trên cũng đã đặt ra thời gian thực hiện mục tiêu là 6 tháng. Điều này là phù hợp với một sinh viên khi vẫn cần đảm bảo khối lượng kiến thức trên lớp.

Tuy nhiên, khi đã có kế hoạch cụ thể, bạn cũng nên kiểm tra bản thân thường xuyên. Nếu kế hoạch đã đặt ra bị sai lệch thì bạn hoàn toàn có thể tiến hành điều chỉnh để đảm bảo được kết quả như mong muốn.

Mục tiêu SMART cho nhân viên

Lấy ví dụ bạn là HR của một công ty về công nghệ. Bạn đang muốn tuyển dụng vị trí lập trình viên và muốn rút ngắn thời gian hoàn thành công việc này. Áp dụng nguyên tắc SMART, ta có được kế hoạch như sau:

Nguyên tắc SMART và những cách ứng dụng sao cho hiệu quả

Nhân viên cũng có thể áp dụng mục tiêu SMART để tối ưu thời gian và hiệu quả công việc

  • Specific ( tính cụ thể)

Bạn mong muốn cải thiện thời gian tuyển dụng thành công 1 ứng viên cho vị trí lập trình viên của doanh nghiệp.

  • Measurable (đo lường)

Bạn đang dự kiến giảm xuống 2 tuần/ 1 nhân sự được tuyển thành công.

  • Achievable (khả thi)

Điều này có thể thực hiện được với mức độ, tần suất đăng bài dày đặc, danh tiếng của công ty cũng như sự kết hợp với một số mạng lưới thông tin tuyển dụng hiện nay.

  • R – Realistic (Tính thực tế)

Lập trình viên là một trong những vị trí rất “khát” nhân sự, số lượng người lao động muốn tìm kiếm công việc này cũng không hề ít. Từ thực tế thấy rằng đây là điều rất có khả năng để hoàn thiện.

  • Time bound (giới hạn thời gian)

Cần bắt đầu thực hiện từ 15/6/2023 cho tới hết 30/6/2023. Mỗi ngày bạn cần đăng tin tuyển dụng trên các diễn đàn, trang tin hoặc cộng đồng để có thể hoàn thành được mục tiêu này.

Mục tiêu SMART cho doanh nghiệp

Bạn là chủ của một doanh nghiệp nhưng mức biến động nhân sự hàng tháng đang ở mức khá đáng lo ngại. Vì thế nên bạn muốn đưa ra chính sách để giảm thiểu chỉ số này. Sau khi áp dụng nguyên tắc SMART, ta có thể cụ thể hóa mục tiêu này như sau:

Nguyên tắc SMART và những cách ứng dụng sao cho hiệu quả

Mục tiêu SMART cũng sẽ giúp doanh nghiệp quản lý hoạt động tốt hơn

  • Specific (cụ thể)

Tình trạng nhân sự của doanh nghiệp hiện đang ở mức 5-8%. Đây là mức vẫn có thể kiểm soát được nhưng với cương vị là người đứng đầu thì bạn muốn giảm xuống để có thể ổn định nhân sự.

  • Measurable (đo lường)

Giảm mức biến động nhân sự từ 5-8% xuống dưới mức 3% – mức an toàn theo chỉ số turnover rate.

  • Achievable (khả thi)

Mức phúc lợi dành cho nhân viên có thể được điều chỉnh. Văn hóa công ty cũng có thể tiến hành chỉnh sửa để nhân sự dễ hòa hợp với môi trường. Và điều này là hoàn toàn có thể giữ chân nhân viên.

  • R – Realistic (Tính thực tế)

Ổn định nhân sự giúp hoạt động của công ty cũng được ổn định hơn, hoạt động cũng được hiệu quả và phát triển hơn. Các khoản phí phục vụ tuyển dụng cũng được tiết kiệm để tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.

  • Time bound (giới hạn thời gian)

Cả doanh nghiệp nhất là bộ phận hành chính nhân sự bắt đầu tiến hành luôn từ tháng 6/2023 và hoàn thiện trong thời gian sớm nhất có thể.

Trên đây chỉ là một số ví dụ nhỏ về việc ứng dụng nguyên tắc SMART vào các lĩnh vực khác nhau. Từ đó có thể thấy được rằng đây thực sự là một nguyên tắc có tính ứng dụng cao và ngày một được sử dụng phổ biến hơn.

So sánh mô hình SMART và OKR

SMART không phải là mô hình và nguyên tắc duy nhất được ứng dụng hiện nay. Và một trong những mô hình được sử dụng song song với SMART phải kể đến là OKR. Vậy giữa SMART và OKR có gì giống nhau? Và đâu là yếu tố giúp hai nguyên tắc này tạo nên sự khác biệt?

Điểm giống nhau

  • Không khó để thấy rằng cả mô hình OKR và SMART đều mang trong mình những đặc trưng của mô hình quản trị mục tiêu (Management By Objective – MBO) – mô hình được tìm thấy và phát triển bởi Peter Drucker. Theo đó, cả OKR và SMART để đi đến nhận định rằng mục tiêu mới chính là chìa khóa giúp tổ chức chạm tay tới thành công.

  • Tương tự như SMART, mô hình OKR cũng hội tụ đầy đủ 5 yếu tố là tính cụ thể, tính khả thi, tính đo lường, tính thực tế và khung thời gian thực hiện công việc. Cụ thể hơn:

  • Tính cụ thể, dễ hiểu: Mục tiêu được đặt ra cần rõ ràng, dễ hiểu và có thể xác định được trong một phạm vi nhất định. Các kết quả then chốt sẽ là yếu tố nói lên ý nghĩa của việc đạt được mục tiêu đã đặt ra.
    • Tính đo lường: Các chỉ số thu được sẽ dùng để đánh giá tiến độ cũng như kết quả đạt được so với mục tiêu đã đề ra.
    • Tính khả thi: Khi áp dụng mô hình OKR, doanh nghiệp vẫn cần xác định và dựa vào nguồn lực cũng như quỹ thời gian để thực hiện. Tuy nhiên, hầu như những mục tiêu được đưa ra đều có sự thử thách nhất định. Và thường khi hoàn thành 70 đến 80% mục tiêu đề ra đã được xem là thành công.
    • Tính Thực tế: Để đảm bảo tiến độ hoạt động của doanh nghiệp, mô hình OKR thường sẽ sắp xếp theo mức độ cao dần.
    • Thời hạn: Áp dụng OKR cũng cần có khung thời gian để hoàn thành mục tiêu nhất định. Tuy nhiên, thay vì cụ thể hóa nó thì OKR sẽ chỉ đưa ra một khoảng thời gian để thực hiện mục tiêu.

Nguyên tắc SMART và những cách ứng dụng sao cho hiệu quả

SMART và OKR có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng tồn tại nhiều khác biệt

Điểm khác nhau

Dù có những điểm giống nhau nhưng không thể phủ nhận rằng mỗi nguyên tắc sẽ có những điểm mạnh riêng. Và dưới đây là một số điểm khác nhau giữa nguyên tắc SMART và OKR mà bạn cần biết.

Đặc điểm so sánh

Nguyên tắc SMART

Nguyên tắc OKR

Mục đích

SMART là nguyên tắc được xây dựng nhằm mục đích xác định, vạch ra những mục tiêu cụ thể, có khả năng đo lường được, có tính khả thi cũng như thực tế.

OKR sẽ tập trung chủ yếu vào việc thiết lập mục tiêu và chỉ số trình thay vì toàn bộ. Các chỉ số chính sẽ được dùng để đánh giá hiệu quả quá trình thực hiện.

Phạm vi áp dụng

Mô hình hay nguyên tắc SMART được áp dụng khá rộng rãi. Nó không chỉ được áp dụng cho cá nhân mà cả các phòng ban trong công ty, doanh nghiệp.

Thường chỉ được sử dụng cho việc đặt ra và hoạch định mục tiêu chiến lược. OKR cũng thường được sử dụng với quy mô lớn như toàn bộ doanh nghiệp.

Độ linh hoạt

SMART không đưa ra số lượng mục tiêu cụ thể. Nhưng với mỗi mục tiêu, nó sẽ chỉ ra các mục tiêu đó nên được đo lường bằng các tiêu chí cụ thể.

Áp dụng trên quy mô lớn nên OKR thường đưa ra một số lượng mục tiêu cụ thể với các chỉ số hợp lý, tương đương với các hoạt động cũng như mục tiêu của doanh nghiệp và tổ chức.

Thời gian

Đặt ra khung thời gian chung và chi tiết cho từng mục tiêu như thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, quỹ thời gian mà bạn có để thực hiện mục tiêu.

Không chi tiết hoá thời gian. Tuy nhiên, OKR đưa ra các chỉ số chính để đánh giá hiệu quả của việc thực hiện mục tiêu trong khoảng thời gian nào đó.

Tổng kết

Trên đây là một số kiến thức về nguyên tắc SMART cũng như những lợi ích và cách áp dụng nguyên tắc này sao cho hiệu quả. Bên cạnh đó là sự giống và khác nhau giữa SMART và OKR – hai mô hình được ưa chuộng bậc nhất trên thị trường hiện nay. Hy vọng với những kiến thức mà Job3S cung cấp, bạn sẽ có được những kiến thức cần thiết và áp dụng nó sao cho hiệu quả.

  • SMART là nguyên tắc được áp dụng để xây dựng và xác định những mục tiêu trong tương lai sao cho phù hợp với khả năng của bản thân. Nguyên tắc này có thể được ứng dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng từ cá nhân, phòng ban, bộ phận cho tới cả doanh nghiệp.
  • Để ứng dụng SMART vào việc lập mục tiêu bạn cũng cần tuân theo những nguyên tắc nhất định.
  • Bạn hoàn toàn có thể tự thiết lập SMART cho một mục tiêu nào đó để bản thân tự thực hiện.
  • Nguyên tắc SMART đem lại rất nhiều lợi ích cho Marketing nếu áp dụng một cách hiệu quả.
  • SMART cũng được ứng dụng vào việc lập mục tiêu cho nhiều lĩnh vực khác nhau từ học tập, công việc cho tới kinh doanh.
  • SMART và OKR có một số điểm tương đồng nhất định. Nhưng mỗi mô hình cũng sẽ có những ưu điểm riêng. Vì thế nên tùy theo nhu cầu, mong muốn cũng như mục tiêu đặt ra mà bạn có thể cân nhắc để chọn được mô hình phù hợp.

Tìm hiểu ngay thông tin liên quan đến kỹ năng:

Kỹ năng bán hàng

Cách làm nhân viên phục vụ cafe

Cách quản lý nhân sự nhà hàng

Nguyên tắc smart

Phân công công việc

Kỹ năng tin học văn phòng

Tìm hiểu các bài viết liên quan:

Những bài viết liên quan:

Phân Công Công Việc Là Gì? Bí Quyết Để Phân Công Công Việc Hiệu Quả

Ma Trận Eisenhower Là Gì? Ứng Dụng Ma Trận Eisenhower Trong Quản Lý Thời Gian

Mô Hình ASK Là Gì? Làm Thế Nào Để Áp Dụng Mô Hình ASK Hiệu Quả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *