Marketing là lĩnh vực khá rộng được chia thành nhiều nhánh nhỏ hơn. Và một trong những khái niệm “sinh sau đẻ muộn” nhưng lại nhanh chóng gây được sự chú ý chính là Trade Marketing. Vậy Trade Marketing là gì, công việc chính của một nhân viên Trade Marketing hay những yếu tố cần có để phát triển trong lĩnh vực này là như thế nào? Hãy cùng Job3S tìm câu trả lời qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.
Công việc trade marketing là làm gì?
Trade Marketing là gì?
Marketing là khái niệm không còn xa lạ trên thị trường hiện nay. Thế nhưng Trade marketing lại là định nghĩa còn khá mới mẻ. Vậy Trade marketing có nghĩa là gì? Nó có liên quan gì tới marketing hay không?
Trade marketing được hiểu là tiếp thị thương mại. Đây là các chuỗi hoạt động được tổ chức thực hiện với mục đích xây dựng chiến lược về ngành hàng, thương hiệu trong hệ thống kênh phân phối như đại lý, siêu thị, cửa hàng bán lẻ,…
Bằng cách nghiên cứu, tìm hiểu về thị hiếu và các hành vi mua hàng, chiến dịch Trade Marketing trở thành chiếc cầu nối liền giữa người mua hàng với đối tác của các doanh nghiệp. Các đối tác này có thể là đối tác phân phối, nhà bán sỉ – lẻ,… Và từ đó có thể tăng cao doanh số, mở rộng và phát triển thị phần một cách mạnh mẽ.
Thực tế, Trade Marketing cũng là một phần của marketing. Tuy nhiên, nếu marketing tập trung nhắm tới khách hàng qua phương tiện truyền thông thì đối tượng mà Trade Marketing nhắm tới là người tiêu dùng tại điểm bán. Và Trade Marketing tập trung vào các hoạt động, phương pháp để thực hiện được mục tiêu “Win in store” – chiến thắng tại các điểm bán.
Hiểu một cách đơn giản hơn thì Trade Marketing là việc thương mại hóa các chiến lược marketing. Tuy còn khá mới mẻ nhưng trên thị trường Việt Nam, Trade Marketing đang là lĩnh vực khá thu hút, nhất là đối với các bạn trẻ năng động và có sẵn “máu” kinh doanh.
Công việc của một nhân viên Trade Marketing cụ thể là làm gì?
Để thực hiện thành công việc Trade Marketing thì các nhân viên thuộc bộ phận này phải thực hiện hàng loạt công việc cụ thể nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đã đặt ra.
Một số công việc mà nhân viên Trade Marketing chịu trách nhiệm thực hiện có thể kể đến như:
-
Là người chịu trách nhiệm thu thập và lập báo cáo về các thông tin về số lượng hàng hóa bán ra, xu hướng tiêu dùng, thị hiếu trên thị trường,… tại các điểm bán lẻ. Ngoài ra, nhân viên Trade Marketing cũng là người thực hiện phân tích và báo cáo về các kế hoạch mà đối thủ đang triển khai.
-
Chịu trách nhiệm là cầu nối giữa nhà sản xuất với khách hàng cũng như người tiêu dùng.
-
Thực hiện phân tích và đưa ra các kế hoạch phát triển lĩnh vực marketing dựa trên định hướng phát triển xây dựng thương hiệu.
-
Chịu trách nhiệm tiến hành nghiên cứu, đề xuất và trực tiếp triển khai các chương trình kích hoạt nhãn hàng, trưng bày điểm bán,… Từ đó đảm bảo được sự hiện diện vượt trội và nhanh chóng tiếp cận với khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh.
-
Tạo dựng và duy trì mối quan hệ với các khách hàng, đối tác của doanh nghiệp.
-
Kết hợp cùng các bộ phận liên quan cũng để lên phương án giúp tối ưu kết quả kinh doanh.
-
Là người chịu trách nhiệm giám sát và tiến hành đánh giá các hoạt động trưng bày tại các điểm bán lẻ hay chương trình quảng cáo định kỳ theo tiến độ đã được đưa ra.
-
Tiến hành phân tích, tổng hợp và lập các báo cáo định kỳ theo yêu cầu.
Dù là công việc còn khá mới mẻ nhưng khối lượng cũng như những áp lực mà một nhân viên Trade Marketing cần đảm bảo là không hề nhỏ. Thế nhưng đây vẫn là sự lựa chọn được rất nhiều người, nhất là các bạn trẻ yêu thích.
Những yếu tố cần có của một người làm Trade Marketing là gì?
Nếu đã hiểu được công việc thực tế của một người làm Trade Marketing thì có lẽ bạn cũng hiểu phần nào yêu cầu đối với vị trí này. Cùng với đó chính là những yếu tố cần có để có thể trở thành một Trade Marketer thực thụ.
-
Có kiến thức chuyên môn về marketing là yêu cầu đầu tiên đối với một nhân viên Trade Marketing. Các công việc cụ thể của vị trí này liên quan rất nhiều đến marketing. Nên nếu không có kiến thức chuyên môn thì sẽ rất khó để bạn có thể hoàn thành công việc.
-
Có khả năng lên kế hoạch và thực hiện nó một cách bài bản, hiệu quả theo từng ngành hàng riêng biệt.
-
Ứng viên cần có khả năng giao tiếp tốt để có thể tương tác, đàm phán hay thậm chí là đưa ra những phán đoán với các đối tác thương mại của doanh nghiệp.
-
Hiểu rõ cũng như biết cách phân tích, khai thác thông tin về thị trường, đối tượng khách hàng cũng như sản phẩm của doanh nghiệp để đưa ra phương án Trade Marketing cho phù hợp nhất.
-
Có khả năng phân tích và đánh giá dữ liệu. Điều này sẽ giúp nhân viên Trade Marketing có thể đánh giá được hiệu quả của các chiến dịch đã thực hiện.
-
Khả năng điều phối và quản lý các hoạt động đang được thực hiện trong các chiến dịch Trade Marketing. Từ đó có thể đưa ra những điều chỉnh để chiến dịch Trade Marketing được diễn ra hiệu quả hơn.
-
Khả năng tự định hướng và đưa ra chiến lược cũng như tự động hóa các quy trình. Từ đó có thể tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch và đạt được các mục tiêu về tăng trưởng doanh số.
Ngoài ra, nếu dự định trở thành một nhân viên Trade Marketing, ứng viên cũng cần trở nên năng động hơn, sáng tạo, không ngại học hỏi mà cập nhật liên tục kiến thức mới. Chỉ như vậy thì nhân viên Trade Marketing mới có thể đáp ứng được sự thay đổi không ngừng trên thị trường.
Mức lương của nhân viên Trade Marketing hiện nay là bao nhiêu?
Dù mới xuất hiện trên thị trường nhưng Trade Marketing đã và đang là vị trí sở hữu sức hút rất lớn. Đặc biệt, với các bạn trẻ năng động, yêu thích sự sáng tạo thì đây cũng là vị trí rất phù hợp.
Tuy nhiên, không khó để nhận thấy rằng khối lượng cũng như áp lực công việc mà một nhân viên Trade Marketing phải thực hiện là không hề nhỏ. Nhưng đi đôi với điều đó chính là chế độ đãi ngộ cùng mức lương rất hấp dẫn.
Nhìn chung trên thị trường lao động hiện nay, mức lương trung bình mà một nhân viên Trade Marketing được nhận dao động từ khoảng 10 đến 13 triệu đồng/tháng. Ngoài ra mức thu nhập về tay sẽ cộng thêm thưởng đạt KPI nếu có.
Tuy nhiên, nếu như bạn thực sự có năng lực hoặc ở vị trí cao hơn thì mức thu nhập của nhân viên Trade Marketing còn cao hơn nữa. Bên cạnh đó thì các doanh nghiệp cũng cân nhắc về chế độ dành cho nhân viên để chiêu mộ và giữ chân nhân tài trong lĩnh vực này.
Nhân viên Trade Marketing là một trong những vị trí rất quan trọng với việc tiếp thị thương mại cho sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp. Vậy nên không khó hiểu khi các công ty dành mức lương thưởng hậu hĩnh cho vị trí nhân viên Trade Marketing.
Hướng dẫn tìm việc làm trade marketing hot nhất hiện nay
Có thể thấy rằng trên thị trường tuyển dụng hiện nay, Trade Marketing là vị trí mà các nhà tuyển dụng săn đón. Vậy ứng viên có thể tìm việc làm Trade Marketing như thế nào?
Với sự phát triển ở thời điểm hiện tại, không khó để các ứng viên có thể tìm được một công việc phù hợp ở vị trí Trade Marketing. Đối với các công ty, doanh nghiệp hoặc tập đoàn lớn, ứng viên có thể chờ các đợt tuyển dụng định kỳ.
Bạn cũng có thể cân nhắc tìm kiếm các công việc về Trade Marketing trên các diễn đàn, group hoặc các mạng xã hội. Đây cũng là nơi đem đến khá nhiều cơ hội việc làm chất lượng về Trade Marketing cho người lao động.
Tuy nhiên, để đảm bảo tiết kiệm được cả thời gian, công sức và tìm kiếm việc làm Trade Marketing dễ dàng hơn thì người lao động có thể cân nhắc đến các nền tảng tuyển dụng. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay thì số lượng nền tảng tuyển dụng trên thị trường là không hề ít trong đó có Job3S.
Lựa chọn tìm kiếm việc làm Trade Marketing trên các nền tảng này, ứng viên có thể dễ dàng hơn trong việc so sánh và tìm kiếm doanh nghiệp phù hợp. Bên cạnh đó, cả ứng viên lẫn doanh nghiệp đều có thể dễ dàng liên lạc, trao đổi trước khi đi đến quyết định.
Dù ở thời điểm hiện tại hay trong tương lai gần, Trade Marketing vẫn là một trong những lĩnh vực được dự đoán có sự phát triển mạnh mẽ. Chính vì thế mà nhu cầu về nhân lực cũng sẽ còn tăng cao hơn nữa.
Giải đáp thắc mắc liên quan đến Trade Marketing
- Trade Marketing bao gồm gì?
Đây là một trong những câu hỏi thường gặp nhất khi nhắc đến Trade Marketing. Là một chuỗi hoạt động ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh nên Trade Marketing cũng bao gồm nhiều hoạt động, cụ thể:
– Thực hiện tổ chức các triển lãm thương mại về sản phẩm hoặc dịch vụ
Là các sự kiện thường xuyên được thực hiện trong chuỗi hoạt động của lĩnh vực Trade Marketing. Các triển lãm được thực hiện nhằm mục đích tìm kiếm khách hàng tiềm năng cũng như giới thiệu các sản phẩm – dịch vụ mới. Từ đó duy trì độ nhận diện và sức hút của thương hiệu đối với khách hàng.
– Trưng bày sản phẩm để tăng cường tiếp thị
Đây là một phần công việc của lĩnh vực Trade Marketing. Thông qua việc trưng bày sản phẩm tại các vị trí dễ thấy, doanh nghiệp có thể tăng cường độ nhận diện, thu hút khách hàng tiềm năng và kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
– Tổ chức các chương trình khuyến mãi – giảm giá đánh đúng vào tâm lý khách hàng
Chương trình giảm giá – ưu đãi vẫn luôn là phương thức hiệu quả nhất để doanh nghiệp đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Đây cũng là phương thức thường thấy để các doanh nghiệp kích thích sức mua của khách hàng.
Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả của chiến dịch cũng như đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp thì nhân viên Trade Marketing cần phân tích và tính toán thật kỹ. Bên cạnh đó là cân nhắc thời điểm để đưa ra những chương trình phù hợp.
– Xây dựng các mối quan hệ win-win giữa doanh nghiệp với đối tác và khách hàng
Bản chất của Trade Marketing một phần chính là cầu nối, giúp xây dựng và duy trì các mối quan hệ win-win giữa doanh nghiệp với đối tác cũng như doanh nghiệp với người tiêu dùng. Điều này cũng là một trong những thước đo để đánh giá hiệu quả của hoạt động Trade Marketing.
– Nghiên cứu và phân tích thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường
Để đưa ra những sản phẩm phù hợp nhất thì doanh nghiệp cần phân tích thị hiếu cũng như nhu cầu của khách hàng với sản phẩm đó. Bên cạnh đưa ra các sản phẩm mới thì các hoạt động của Trade Marketing cũng nhằm thu thập thông tin của khách hàng để cải tiến sản phẩm đã có sao cho phù hợp nhất.
– Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
Đây là một trong những yếu tố quyết định rằng người tiêu dùng có chọn sản phẩm đó hay không. Vì thế nên một doanh nghiệp xây dựng thương hiệu thành công cũng có thể được đánh giá là có đội ngũ Trade Marketing chất lượng.
- Nhân viên Trade Marketing là gì?
Nhân viên Trade Marketing là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của lĩnh vực này. Họ sẽ là người trực tiếp tham gia vào việc nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu khách hàng; tổ chức triển lãm, đưa ra các chương trình khuyến mãi hay xây dựng và duy trì các mối quan hệ cho doanh nghiệp.
Nhân viên Trade Marketing cũng là người trực tiếp phân tích, tổng hợp các báo cáo đo lường hiệu quả của các chiến dịch Trade Marketing. Từ đó đề xuất sửa đổi hoặc đưa ra những sự điều chỉnh cho phù hợp.
- Marketing và Trade Marketing là gì?
Trade Marketing và marketing là hai khái niệm bị nhầm lẫn khá nhiều. Và nếu như không thực sự biết về bản chất thì việc nhầm hai khái niệm này là một cũng là điều dễ hiểu.
– Marketing cũng là một loạt các chiến dịch hướng tới khách hàng trên các phương tiện truyền thông khác nhau.
– Trade Marketing hay tiếp thị thương mại, cũng là một loạt các chiến dịch hướng tới khách hàng nhưng theo cách trực tiếp hơn. Nói một cách khác thì Trade Marketing chính là việc thương mại hóa các chiến dịch marketing.
- Digital Trade Marketing là gì?
Digital Trade Marketing được biết đến là một hình thức sử dụng công nghệ số kết hợp với các công cụ Digital ngay tại các điểm bán lẻ. Mục đích của việc sử dụng Digital Trade Marketing là tăng trải nghiệm người dùng.
Digital Trade Marketing được xem là một hình thức nâng cấp của Trade Marketing truyền thống. Từ đó có thể tối ưu hóa giúp doanh nghiệp tăng doanh thu cũng như trải nghiệm người dùng một cách rõ rệt.
- Trade Marketing Interview là gì?
Trade Marketing Interview được hiểu là chuyên mục phỏng vấn dành riêng cho những chuyên gia trong lĩnh vực Trade Marketing. Chuyên mục này góp phần cung cấp cho người tiêu dùng một góc nhìn đa chiều về lĩnh vực trong lĩnh vực tiếp thị thương mại. Từ đó Trade Marketing cũng sẽ có được nhưng case-study thú vị về hoạt động tổ chức tại điểm bán.
- Trade Marketing thực hiện tại đâu?
Bản chất của Trade Marketing là hướng tới việc tiếp thị thương mại trực tiếp. Điều này đồng nghĩa với việc Trade Marketing tập trung chủ yếu vào các điểm bán hàng trực tiếp thay vì hướng đến các kênh online như marketing.
- Branding là làm gì?
Branding là một trong những vấn đề thuộc lĩnh vực Trade Marketing. Đây là khái niệm dùng để chỉ tất cả những hoạt động liên quan tới công tác xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.
Branding được xác định là bao gồm việc lên kế hoạch phát triển thương hiệu, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu và hoạt động tiếp thị thương hiệu để tăng cường độ nhận diện. Branding cũng chính là thước đo sự hiệu quả của chuỗi hoạt động trong lĩnh vực Trade Marketing.
Tổng kết
Trên đây là một số thông tin về Trade Marketing, công việc cụ thể của vị trí này cũng như các yếu tố cần có để trở thành một Trade Marketer. Bên cạnh đó chính là nhu cầu tuyển dụng, mức lương thực tế và một số yếu tố liên quan đến lĩnh vực này. Hy vọng với những thông tin mà Job3S đã chia sẻ, bạn đọc sẽ có được cái nhìn tổng quan nhất về một trong những vị trí hot nhất nhì lĩnh vực marketing này.
-
Trade marketing được hiểu là tiếp thị thương mại, bao gồm các chuỗi hoạt động được tổ chức thực hiện với mục đích xây dựng chiến lược về ngành hàng, thương hiệu trong hệ thống kênh phân phối như đại lý, siêu thị, cửa hàng bán lẻ,…
-
Một nhân viên Trade Marketing chịu trách nhiệm thực hiện rất nhiều công việc khác nhau, mỗi công việc nhằm một mục đích nhất định nhưng hướng đến mục tiêu chung là tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch và nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp.
-
Để trở thành một nhân viên Trade marketing thì ứng viên không chỉ cần đáp ứng yêu cầu về chuyên môn mà còn cần những kỹ năng cần thiết để đáp ứng công việc.
-
So với mặt bằng chung trên thị trường lao động, mức lương của nhân viên Trade marketing không hề thấp. Nhưng cùng với đó là khối lượng công việc lớn và áp lực rất cao.
-
Ứng viên có thể tìm kiếm việc làm Trade marketing trên nhiều nền tảng khác nhau. Tuy nhiên để tiết kiệm thời gian cũng như đảm bảo chất lượng thì các nền tảng tuyển dụng như Job3S luôn là sự lựa chọn được ưu tiên.
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin nghỉ việc
Những bài viết liên quan:
Ngành Quản Trị Kinh Doanh Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Ngành Học Này Trong Mùa Tuyển Sinh 2023
Tìm hiểu ngay các thuật ngữ được sử dụng trong ngành marketing
Workshop là gì |
Chạy ads là gì |
Copywriting là gì |
Người sáng tạo nội dung số là gì |
Content writer là gì |
Associate là gì |
Trade Marketing là gì |
Nhân viên phát triển thị trường là gì |
Focus group là gì |
Affiliation là gì |
Nhân viên R&D là gì |
Mô hình smart là gì |
Ngành E-commerce là gì |