QC là gì? Làm thế nào để trở thành 1 QC? Mức lương của QC là bao nhiêu?

QC là gì? Làm thế nào để trở thành 1 QC? Mức lương của QC là bao nhiêu?

QC đảm nhiệm các công việc liên quan đến chất lượng cho sản phẩm/dịch vụ của một doanh nghiệp, bởi vậy đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy QC là gì và làm thế nào để trở thành một QC? Mức lương của một QC có cao không?

Để 1 sản phẩm/dịch vụ tung ra thị trường và bắt đầu vào quá trình phân phối thì trước đó phải trải qua một quá trình kiểm tra chất lượng vô cùng nghiêm ngặt. Muốn thực hiện được điều đó, bộ phận QC đóng vai trò vô cùng quan trọng.

QC là gì?

QC (Quality Control) là viết tắt của Kiểm soát chất lượng, đây là một bộ phận trong doanh nghiệp chuyên thực hiện các công việc về giám sát và quản lý chất lượng của sản phẩm ở từng công đoạn sản xuất để đảm bảo sản phẩm đó đáp ứng những tiêu chuẩn, yêu cầu nhất định hoặc đáp ứng được nhu cầu khắt khe của khách hàng.

Ngoài ra, trong một số trường hợp QC còn thực hiện việc kiểm soát quy trình sản xuất dựa trên các yếu tố như thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu hay nhân công… Công việc của một QC thường đan xen với quy trình sản xuất để có thể kịp thời xử lý các vấn đề về chất lượng phát sinh.

QC là gì? Làm thế nào để trở thành 1 QC? Mức lương của QC là bao nhiêu?

Muốn apply vào vị trí QC trước tiên cần hiểu rõ QC là gì

Các vị trí nhân viên QC được phân loại như sau:

– Nếu phân chia theo năng lực chuyên môn:

  • Manual QC (QC thông thường): Không cần kỹ năng lập trình

  • Automation QC: Cần có kỹ năng lập trình

– Nếu phân chia theo công đoạn làm việc:

  • IQC (Input Quality Control): Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào

  • PQC (Process Quality Control): Nhân viên kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất

  • OQC (Output Quality Control): Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra

Phân biệt giữa QC và QA

Khi nhắc đến QC, có rất nhiều người sẽ dễ lầm tưởng với QA (Quality Assurance) và đánh đồng hai công việc này là một, tuy nhiên trên thực tế đây là hai công việc hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh giữa QC và QA để có thể phân biệt rạch ròi hai khái niệm này với nhau.

Tiêu chí

QC

QA

Khái niệm

– Viết tắt của Quality Control, có nghĩa là Kiểm soát chất lượng.

– Người đảm nhiệm vai trò QC sẽ trực tiếp tiếp hành kiểm tra chất lượng sản phẩm trong các công đoạn của quá trình sản xuất.

– Viết tắt của Quality Assurance, có nghĩa là Đảm bảo chất lượng.

– Người đảm nhiệm vai trò QA sẽ thiết lập các tiêu chuẩn và quy trình quản lý chất lượng.

Về phạm vi

Chỉ tập trung vào kiểm tra chất lượng sản phẩm đã hoàn thành hoặc tại từng công đoạn của quá trình sản xuất.

Bao quát toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng, liên quan đến tất cả các bộ phận và phòng ban của doanh nghiệp.

Về mục đích

Phát hiện các lỗi sai trong sản phẩm và tiến hành sửa chữa kịp thời

Ngăn ngừa các lỗi sai và rủi ro liên quan đến chất lượng.

Về mục tiêu công việc

Rà soát chất lượng sản phẩm theo đúng các tiêu chuẩn, quy trình mà QA đã đặt ra.

Xây dựng các chính sách, chiến lược, quy trình và thiết lập tiêu chuẩn để kiểm tra chất lượng.

Thời điểm áp dụng

Được thực hiện khi sản phẩm đã hoàn thiện

Thực hiện diễn ra trong suốt quá trình sản xuất sản phẩm

Về hoạt động

– Kiểm soát chất lượng của sản phẩm.

– Hướng dẫn, thử nghiệm, điều tra, đánh giá kết quả để đưa ra phương

– Đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

– Nhận dạng và lựa chọn quy trình sản xuất sa cho phù hợp.

– Thực hiện các hoạt động đào tạo về quy trình và tiêu chuẩn chất lượng.

Về vai trò

QC là công cụ điều chỉnh

QA là công cụ quản lý

Như vậy có thể thấy tuy cùng đóng vai trò quan trọng trong quy trình quản lý lượng của một doanh nghiệp nhưng QC và QA là hai công việc hoàn toàn khác nhau.

QC là gì? Làm thế nào để trở thành 1 QC? Mức lương của QC là bao nhiêu?

Sự khác nhau và mối tương quan giữa QC và QA

Mô tả công việc của một QC

Vậy chính xác thì một nhân viên QC sẽ thực hiện các công việc gì?

Với mỗi ngành nghề khác nhau thì nhiệm vụ mà nhân viên QC đảm nhiệm cũng sẽ có những điểm khác biệt, tuy nhiên nhiệm vụ chính bao giờ cũng là đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn. QC sẽ tìm ra các sai sót trên sản phẩm, ghi nhận và yêu cầu sửa lỗi. Đây là một trong những việc làm thực phẩm quan trọng đối với thị trường lao động hiện nay.

Ngoài ra, với mỗi vị trí khác nhau, nhân viên sẽ đảm nhiệm các công việc khác nhau.

* Đối với nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào (IQC)

  • Kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào, có tốt hay không, có đạt chuẩn hay không.

  • Nếu nguyên vật liệu đã đảm bảo tiêu chí về chất lượng, tiếp tục theo dõi quá trình sử dụng nguyên vật liệu đó.

  • Giải quyết các vấn đề phát sinh với nhà cung ứng, đồng thời đánh giá nhà cung ứng đã đạt các tiêu chí đề ra chưa để phục vụ cho những lần sau.

  • Tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm mới, sản phẩm mẫu.

QC là gì? Làm thế nào để trở thành 1 QC? Mức lương của QC là bao nhiêu?

Minh họa công việc của một QC

* Đối với nhân viên kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất (PQC)

  • Kết hợp với nhân viên QA triển khai quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm theo trình tự.

  • Kiểm tra tiến độ thực hiện của các công đoạn trong quá trình phát triển sản phẩm, đảm bảo không để phát sinh lỗi.

  • Tham gia quá trình giải quyết yêu cầu/khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.

  • Tham gia vào việc phát triển sản phẩm mới, sản phẩm mẫu.

* Đối với nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra (OQC)

  • Xây dựng và lên danh sách các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm

  • Trực tiếp thực hiện quá trình kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm và phê duyệt các sản phẩm đạt chuẩn.

  • Đối với các sản phẩm lỗi, tiến hành thu thập, phân loại, gửi trả và gửi yêu cầu sửa chữa cho PQC.

  • Tham gia quá trình giải quyết yêu cầu/khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.

Mức lương của QC

Mức lương của một QC hiện tại được chi trả dựa vào kinh nghiệm và năng lực làm việc của nhân viên.

* Đối với mức lương của nhân viên QC chưa có kinh nghiệm

Đảm nhiệm vị trí quan trọng liên quan đến chất lượng của sản phẩm nên các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng QC vô cùng cao, ngay cả với các sinh viên mới ra trường thì cơ hội công việc cho vị trí này cũng vô cùng rộng mở.

Theo đánh giá từ thị trường, mức lương cho một nhân viên QC chưa có quá nhiều kinh nghiệm hoàn toàn có thể dao động trong khoảng từ 8 – 10 triệu đồng/tháng. Nếu như có thêm một chút kinh nghiệm hoặc có thể đảm nhiệm nhiều việc hơn, thì mức lương còn có thể cao hơn.

* Đối với mức lương của nhân viên QC đã có kinh nghiệm

Với nhân viên QC đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, mức lương này có thể cao hơn nhiều so với các công việc khác. Mức lương của một nhân viên QC đã có kinh nghiệm từ 3 – 4 năm có thể ở trên mức 13 triệu đồng/tháng trở lên. Với những vị trí ở cấp cao hơn như leader, trưởng phòng, mức lương có thể trên 20 triệu đồng/tháng.

Tuy có mức lương cao và hấp dẫn nhưng các công việc mà nhân viên QC đảm nhiệm cũng vô cùng áp lực và đòi hỏi nhiều sức lao động.

Làm thế nào để trở thành QC?

Để trở thành một QC cần đáp ứng cả hai yếu tố là kiến thức và kỹ năng.

Cần học gì để trở thành QC

Hiện nay tùy vào đặc điểm của doanh nghiệp, lĩnh vực muốn theo đuổi mà có thể theo học các ngành học có liên quan. Dưới đây là một số ngành học phù hợp với QC:

  • Ngành Quản trị chất lượng: Đây là ngành học được xem là gần nhất với những ai có ý định trở thành một QC. Bạn có thể theo học ngành này tại Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế, Học viện Tài Chính… hoặc một số trường khác thuộc khối ngành kinh tế. Ngành học này sẽ đào tạo các kiến thức liên quan đến định hướng và kiểm soát chất lượng nói chung, hướng dẫn các bước trong quy trình quản lý chất lượng. Tuy nhiên đây mới chỉ là các kiến thức nền tảng và cơ bản, muốn áp dụng trong công việc còn cần trau dồi thêm các kiến thức chuyên ngành của lĩnh vực muốn theo đuổi.

  • Ngành Công nghệ thông tin: Đây là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn với vị trí QC để thực hiện các công việc kiểm định chất lượng phần mềm. Ngoài ra, với đặc điểm là một nhóm ngành đặc thù nên nếu muốn thử sức với vị trí QC thì cần phải học nhóm ngành công nghệ thông tin để được trang bị các kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lĩnh vực.

  • Ngành Công nghệ Thực phẩm: Trong những năm gần đây, nhu cầu tuyển dụng QC trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm cũng ngày càng tăng mạnh do nhu cầu kiểm soát các sản phẩm để bảo đảm sức khỏe cho con người ngày càng trở nên cấp thiết. Muốn theo đuổi vị trí QC thuộc lĩnh vực này, ngoài các kinh nghiệm, kỹ năng về quản lý chất lượng cần có thêm các kiến thức về lĩnh vực này như bảo quản, chế biến và kiểm định chất lượng sản phẩm, đánh giá, nghiên cứu các sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất…

QC là gì? Làm thế nào để trở thành 1 QC? Mức lương của QC là bao nhiêu?

Có nhiều ngành học để trở thành QC

Các kỹ năng cần có của một QC là gì

Ngoài các kiến thức chuyên môn, muốn trở thành một QC cần trang bị thêm cho mình nhiều kỹ năng liên quan, dưới đây là một số kỹ năng nổi bật nên có.

* Kỹ năng kiểm tra, giám sát: Đây được xem là kỹ năng cốt yếu và quan trọng trong ngành QC. Người đảm nhiệm vị trí này phải có khả năng quan sát nhạy bén để nhanh chóng phát hiện ra các lỗi sai nhỏ nhất, từ đó kịp thời sửa chữa và khắc phục các vấn đề.

* Kỹ năng quản lý: Kỹ năng này sẽ giúp cho QC có khả năng bao quát được nhiều khía cạnh trong công việc, từ đó làm chủ thời gian và công việc.

* Kỹ năng xử lý sự cố: QC là nghề nghiệp gắn liền với việc phát hiện các vấn đề về lỗi sai, trong quá trình phát triển sản phẩm, người đảm nhiệm vị trí này sẽ phải đối mặt với rất nhiều tình huống phát sinh nên cần có khả năng xử lý tình huống linh hoạt và nhanh chóng.

QC là gì? Làm thế nào để trở thành 1 QC? Mức lương của QC là bao nhiêu?

Minh họa một số kỹ năng cơ bản mà một QC cần có

* Kỹ năng sử dụng các phần mềm, thiết bị công nghệ: Nhân viên kiểm soát chất lượng sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều máy móc, kỹ thuật trong quá trình làm việc. Bởi vậy mà QC phải trang bị cho mình một số kiến thức về các phần mềm tin học, phần mềm kỹ thuật, thông số kỹ thuật, dụng cụ đo đạc và kiểm soát chất lượng…

* Kỹ năng ngoại ngữ: Tương tự như vậy, đối với việc kiểm soát chất lượng không thể tránh khỏi việc phải tiếp xúc với nhiều tài liệu nước ngoài liên quan đến sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng quốc tế… Do đó QC cần trang bị cho mình một số ngoại ngữ phổ biến như tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn hay tiếng Trung… để phục vụ công việc một cách tốt nhất.

* Một số kỹ năng khác: Ngoài các kỹ năng liên quan đến chuyên môn, người làm QC còn cần trang bị cho mình một số kỹ năng và phẩm chất khác như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích và tổng hợp số liệu, sự chỉn chu, tỉ mỉ trong công việc…

Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề

Lộ trình phát triển để trở thành QC chuyên nghiệp

QC là một trong những ngành nghề có nhiều đất phát triển hiện nay. Cùng tìm hiểu thêm về lộ trình phát triển để có thể thấy được các cơ hội rộng mở từ nghề nghiệp này.

* QC Staff

Đây là vị trí thấp nhất trong lộ trình phát triển của một QC, đó là nhân viên kiểm soát chất lượng. Tùy vào từng doanh nghiệp và đặc thù ngành nghề mà QC Staff sẽ đảm nhiệm vai trò khác nhau, tuy nhiên thông thường sẽ là kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm đầu vào, đầu ra. Do đó còn có thể gọi là nhân viên IQC/OQC và đảm nhiệm các công việc ở hai vị trí này.

* QC Assistant

Khi đã có kinh nghiệm về QC, bạn có thể thử sức ở vai trò tiếp theo là QC Assistant. Khác với nhân viên kiểm soát chất lượng thông thường, nhiệm vụ chính của trợ lý QC liên quan trực tiếp đến quá trình theo dõi và xử lý các phản hồi từ khách hàng, thực hiện các công việc kiểm soát chất lượng và tập trung đào tạo nhân viên.

Bắt đầu từ cấp Assistant, người đảm nhiệm vị trí QC còn cần trang bị cho mình các kỹ năng quản lý và lãnh đạo.

* QC Supervisor

Đây là một trong những chức danh giám sát trong ngành nghề QC. QC Supervisor sẽ ít tham gia vào kiểm soát chất lượng sản phẩm mà tập trung quản lý đội ngũ QC, đồng thời đề xuất các cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Để đảm nhiệm vị trí QC Supervisor, cá nhân cần có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trở lên, đồng thời có các chứng chỉ/bằng cấp cho vị trí giám sát QC.

QC là gì? Làm thế nào để trở thành 1 QC? Mức lương của QC là bao nhiêu?

QC là một trong những ngành nghề có lộ trình phát triển rõ ràng và lâu dài

* QC Executive

QC Executive là người giám sát, quản lý sản xuất và xử lý mọi vấn đề liên quan đến chất lượng. Trách nhiệm chính của họ là đảm bảo sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp luôn có chất lượng tốt nhất, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.

Các tiêu chuẩn và quy trình kiểm tra chất lượng cũng sẽ do QC Executive đặt ra, đồng thời họ cũng là người phối hợp với bộ phận khác để cải tiến các quy trình về sản xuất sản phẩm.

* QC Manager

Đây được xem là cấp cao nhất trong lộ trình phát triển của nghề QC, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của toàn bộ phận. Trưởng phòng QC vừa là người quản lý nhân sự của phòng vừa là người xây dựng các chính sách, mục tiêu, kế hoạch và các biện pháp để đảm bảo và kiểm soát chất lượng.

Để trở thành một QC Manager, cần có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành nghề này, có sự am hiểu sâu sắc về tiêu chuẩn, quy trình giám sát chất lượng, đồng thời có thêm các chứng chỉ, bằng cấp liên quan đến quản lý.

* Tổng kết: QC là nghề nghiệp có nhiều cơ hội phát triển với lộ trình thăng tiến rõ ràng. Cùng nhìn lại các đặc điểm nổi bật về ngành nghề này:

– QC (Quality Control) là viết tắt của Kiểm soát chất lượng, đây là một bộ phận trong doanh nghiệp chuyên thực hiện các công việc về giám sát và quản lý chất lượng của sản phẩm ở từng công đoạn sản xuất để đảm bảo sản phẩm đó đáp ứng những tiêu chuẩn, yêu cầu nhất định hoặc đáp ứng được nhu cầu khắt khe của khách hàng.

– Có nhiều cách để phân loại QC, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến:

  • IQC (Input Quality Control): Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào

  • PQC (Process Quality Control): Nhân viên kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất

  • OQC (Output Quality Control): Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra

  • Công việc chính của một QC là đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn. QC sẽ tìm ra các sai sót trên sản phẩm, ghi nhận và yêu cầu sửa lỗi. Ngoài ra, với mỗi vị trí khác nhau, nhân viên sẽ đảm nhiệm các công việc khác nhau.

  • Mức lương của QC phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm làm việc, thông thường giao động từ 8 – 13 triệu đồng/tháng, với những người có nhiều kinh nghiệm có thể lên đến 20 triệu đồng/tháng.

  • Để trở thành một QC, cần phải đáp ứng hai yếu tố là kiến thức chuyên môn và các kỹ năng về nghiệp. Về kiến thức chuyên môn, có thể theo học một số ngành như Quản trị chất lượng, ngành Công nghệ thông tin, ngành công nghệ thực phẩm… Về kỹ năng, cần trang bị cho mình những kỹ năng quan trọng như: kỹ năng kiểm tra, giám sát, kỹ năng quản lý, kỹ năng xử lý sự cố, kỹ năng sử dụng các phần mềm, thiết bị công nghệ, kỹ năng ngoại ngữ…

Nếu bạn nhận thấy mình có niềm đam mê, các kỹ năng và kiến thức phù hợp thì hoàn toàn có thể thử sức với vị trí QC, đây là một trong những nghề nghiệp có nhiều cơ hội phát triển. Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết khác của chúng tôi để thường xuyên cập nhật tin tức về các ngành nghề khác, có thêm nhiều thông tin định hướng nghề nghiệp cho mình

Tìm hiểu các bài viết liên quan:

Bài viết liên quan:

– Mẫu và cách viết cover letter tiếng Anh ấn tượng với nhà tuyển dụng

– Bí quyết viết điểm mạnh điểm yếu trong CV tiếng Anh đơn giản

Tìm hiểu ngay các thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nhóm quản lý

Back office là gì

Qa qc là gì

FTE là gì

QC là gì

Mẫu kế hoạch là gì

Payslip là gì

IQC là gì

Operation là gì

Headhunter là gì

Talent acquisition là gì

Mô hình Ask là gì

Quản trị là gì

Expat là gì

Onboarding là gì

Quy trình làm việc là gì

Bom là gì

Headhunter là gì

Quy cách là gì

Turnover rate là gì

Ma trận Eisenhower là gì

Work from home là gì

HR admin là gì

Ngành quản trị kinh doanh là gì

Nguyên tắc 80/20 là gì

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì

Chạy deadline là gì

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *