Để có CV Business Analyst ấn tượng, ngoài việc ứng viên phải có kiến thức hỏi kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn thì kỹ năng viết CV làm sao nổi bật được điều đó cũng rất quan trọng. Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường lao động, nhất là ngành thiên về công nghệ số nên việc chuẩn bị CV xin việc Business Analyst chuẩn chỉ là vô cùng quan trọng. Mời bạn tham khảo mẫu CV Business Analyst và cách viết qua bài viết sau.
1. Nghề Business Analyst là gì?
Business Analyst (BA) là chuyên viên phân tích kinh doanh. BA sẽ làm việc với hệ thống nhiệm vụ phức tạp, phải có chuyên môn cao để làm cầu kết nối giữa dùng công nghệ số:
- Đánh giá hiệu quả của quy trình vận hành doanh nghiệp.
- Nghiên cứu, đề xuất và các giải pháp cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phát triển và quản lý, đánh giá và đưa ra phương án cải tiến chất lượng của các dự án.
- Làm việc với phòng kinh doanh và các cấp lãnh đạo về những thay đổi, tác động lên doanh nghiệp.
BA đang là ngành có triển vọng khi nền kinh tế và công nghệ số đang ngày càng không thể tách rời. Vì vậy, nếu bạn đang theo đuổi vị trí Business Analyst và muốn có một khởi đầu với công việc tốt thì nên chuẩn bị chiếc TopCV ngành Business Analyst thật chuyên nghiệp.
>>> Xem thêm: Tổng hợp 50 mẫu CV Logistics mà được giới trẻ quan tâm nhất
2. Cách viết CV Business Analyst
Tuy các mục của CV Business Analyst sẽ giống với các CV khác nhưng nội dung bên trong làm nổi bật được khả năng, kinh nghiệm của bạn thì không phải dễ. Cùng xem hướng dẫn chi tiết về cách viết và tạo CV vị trí Business Analyst để tăng cơ hội thành công khi xin việc.
2.1. Thông tin cá nhân
Ở phần đầu tiên trong CV, bạn cần cung cấp các thông tin cơ bản như: ảnh CV, họ tên, tiêu đề CV, ngày tháng năm sinh (không bắt buộc). Còn thông tin liên hệ sẽ bao gồm: địa chỉ, số điện thoại, email và website cá nhân. Nếu bạn có LinkedIn cũng nên cho vào để nhà tuyển dụng nhìn rõ hơn năng lực của bạn.
2.2. Mục tiêu nghề nghiệp
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, trái ngành, mới chuyển ngành sang Business Analyst thì nên giải thích lý do bạn theo đuổi ngành và mô tả ngắn những kinh nghiệm liên quan đến ngành. Còn nếu bạn đã có kinh nghiệm rồi thì nên mô tả rõ ràng về 2 dạng mục tiêu nghề nghiệp: mục tiêu ngắn hạn và dài hạn về vị trí bạn muốn nhắm tới.
2.3. Kinh nghiệm làm việc
Phần kinh nghiệm làm việc trong CV Business Analyst nên sử dụng ngôn ngữ đơn giản, sắp xếp dễ hiểu và lấy con số làm điểm nhấn. Bạn nên sắp xếp công việc của mình theo thứ tự từ gần đây nhất đến xa nhất. Như vậy, nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về khả năng và chuyên môn hiện tại của bạn.
Đảm bảo các phần không thể thiếu sau:
- Tên công ty
- Tên công việc
- Thời gian làm việc
- Mô tả nhiệm vụ và thành tự/kết quả
Ví dụ:
2.4. Kỹ năng
Bạn nên đưa vào kỹ năng những từ khóa trong mô tả công việc, vừa là kỹ năng bạn có vừa là thứ nhà tuyển dụng cần. Một tips hay là bạn có thể tham khảo trong bản mô tả công việc. Hãy dùng cấu trúc Verb + Noun để viết mục này trong CV Business Analyst.
Ví dụ về các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm:
2.5. Học vấn
Công thức ghi Học vấn đúng cho CV Business Analyst là:
- Tên trường (Niên khóa).
- Ngành.
- Bằng cấp.
- Điểm GPA.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nêu các khóa học ngắn hạn, chứng chỉ, chứng nhận về chuyên môn Business Analyst để tạo thêm cộng điểm cho phần Học vấn. Hãy ham khảo nội dung tham khảo CV chuẩn ATS để vượt qua vòng sàng lọc một cách dễ dàng.
3. Mẫu CV xin việc Business Analyst
Những mẫu CV Business Analyst dưới đây tập trung vào những thông tin quan trọng thể hiện năng lực bạn. Sử dụng mẫu CV xin việc này sẽ giúp bạn tăng khả năng thành công trong việc tìm kiếm công việc trong ngành.
3.1. CV Business Analyst hiện đại
Các mẫu hiện đại có đặc trưng bởi vẻ ngoài nổi bật, phông chữ hiện đại, làm nổi bật kinh nghiệm của bạn. Những mẫu CV tiếng Anh này sẽ phù hợp để ứng tuyển các công ty phần mềm và công nghệ đang phát triển, thậm chí là các công ty đa quốc gia.
3.2. CV Business Analyst basic
CV Business Analyst basic có thiết kế tối giản, ngược lại nó nhấn mạnh nội dung CV mạnh mẽ. Điều này thể hiện qua các thông tin về kỹ năng, kinh nghiệm và thành tựu của bạn trong lĩnh vực Business Analysis.
>>> Xem thêm: Bí quyết viết CV Tour guide ấn tượng và chuyên nghiệp nhất
3.3. CV Business Analyst chuyên nghiệp
Một mẫu CV chuyên nghiệp ngay từ hình thức thì sẽ được nhà tuyển dụng chú ý tới. Mẫu CV này được đặc trưng bởi bố cục rõ ràng và cấu trúc phông chữ dẫn đến ấn tượng đầu tiên mạnh mẽ về bạn. Đây chính là vũ khí cạnh tranh tốt so với các ứng viên khác.
4. Lưu ý khi viết CV Business Analyst
Là vị trí làm việc với nhiều dữ liệu và có đặc điểm số hóa nên chiếc CV Business Analyst được số hóa của ngành này cũng phải thể hiện sự chuyên nghiệp cả về nội dung lẫn hình thức. Do đó, khi viết CV bạn chú tâm một số điều sau đây:
- Sử dụng ngôn từ ngắn gọn: Ngôn từ CV phải rõ ràng, trang trọng và ngắn gọn. Nội dung CV nên phản ánh sự chuyên nghiệp của bạn.
- Sử dụng thuật ngữ chuyên môn: Điều này cho thấy bạn am hiểu lĩnh vực Business Analyst và công việc mà bạn đảm nhận. Hãy tham khảo list kỹ năng Job3s gợi ý phía trên.
- Nội dung CV phù hợp công việc: Nghiên cứu kỹ thông tin tuyển dụng trước khi viết CV để phù hợp với yêu cầu và giá trị của doanh nghiệp.
- Chứng minh năng lực bằng số liệu: Bạn nên thể hiện hiệu quả làm việc và thành tựu của bạn bằng những con số, mốc thời gian cụ thể.
- Cá nhân hóa thiết kế CV: Đừng chỉ đơn thuần sao chép một mẫu CV và thay đổi thông tin cá nhân. Bạn hãy đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng để làm chiếc CV của mình trở nên khác biệt so với hàng trăm CV khác.
Những bài viết liên quan:
– Yếu tố quyết định đánh gục nhà tuyển dụng trong CV developer
– Top những mẫu CV tester chuyên nghiệp thu hút nhà tuyển dụng
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
Tóm lại, khi viết CV Business Analyst, sau chọn mẫu CV có hình thức ấn tượng mà Job3s gợi ý, bạn điều chỉnh nội dung làm sao vừa trung thực, khách quan với bản thân vừa để phù hợp với yêu cầu tuyển dụng. Một chiếc CV mà nhà tuyển dụng ưng ý không chỉ ghi điểm ngay từ ánh mắt đầu tiên mà còn phải khiến họ mong muốn gọi bạn tới phỏng vấn để hiểu hơn về bạn.