Bạn đang chuẩn bị một CV nhân viên kinh doanh bằng tiếng Anh? Cùng tham khảo nội dung sau để làm nổi bật được khả năng thúc đẩy doanh số bán hàng, xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng sau đây. Cách làm CV này cũng có thể áp dụng thay đổi cho nhiều doanh nghiệp bạn ứng tuyển.
>>> Xem thêm: CV Mẫu Xin Việc Online Miễn Phí Cho Mọi Ngành Nghề
1. Tầm quan trọng của CV nhân viên kinh doanh bằng tiếng Anh
Trong quan điểm của nhiều ứng viên, chỉ cần một bản CV nhân viên kinh doanh bằng tiếng Anh là có thể phục vụ việc ứng tuyển tìm việc và gửi đến rất nhiều doanh nghiệp.
Với những công việc như nhân viên kinh doanh, ứng viên sẽ được đánh giá năng lực dựa trên các kỹ năng giao tiếp, thuyết phục cũng như dựa trên doanh số bán thu được nên nhiều ứng viên có phần thiếu chỉn chu khi xây dựng CV online đẹp. Tuy nhiên, để bản thân cạnh tranh được trong môi trường tuyển dụng hiện đại cũng như mở rộng thêm cơ hội cho chính mình việc tạo thêm một mẫu CV nhân viên mua hàng bằng tiếng Anh là vô cùng cần thiết.
Như bạn đọc đã biết, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài mở trụ sở, chi nhánh hoặc rót vốn trực tiếp vào các dự án tại Việt Nam. Cùng với đó, khả năng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh cũng dần được coi là bắt buộc để phục vụ công việc.
Việc chuẩn bị song song 1 CV tiếng Anh 1 CV tiếng Việt sẽ giúp ứng viên thể hiện được sự tôn trọng, đáp ứng kịp thời nhu cầu doanh nghiệp cũng như nổi trội hơn những ứng viên khác.
Ngay cả khi doanh nghiệp không yêu cầu, việc nắm vững thêm một số kiến thức xây dựng CV khi ứng tuyển cũng sẽ phục vụ bạn trong con đường sự nghiệp sau này.
2. Hướng dẫn cách viết CV nhân viên kinh doanh bằng tiếng Anh
CV nhân viên kinh doanh bằng tiếng Anh dù được viết bằng tiếng Anh hay tiếng Việt cũng cần phải đầy đủ 4 mục dưới đây:
- Personal details (Thông tin cá nhân)
- Career Goal (Mục tiêu nghề nghiệp)
- Core Skills (Kỹ năng)
- Working Experience (Kinh nghiệm làm việc)
- Education (Học vấn)
Vậy với những mục trên bạn nên chọn cách dịch nguyên từ CV tiếng Việt hay chắt lọc những thông tin để viết trong CV tiếng Anh? Cùng xem nhé.
2.1. Personal details (Thông tin cá nhân)
Thực ra, đây không phải là trường thông tin đặc biệt riêng trong CV mà là trường thông tin phổ biến trong tất cả những mẫu CV tiếng Anh với nhiệm vụ mang một cái nhìn tổng quan nhất về ứng viên. Mục này không phải là nội dung trọng tâm của CV nhân viên kinh doanh bằng tiếng Anh xin việc bán hàng, nhân viên kinh doanh tiếng Anh nên bạn cần trình bày ngắn gọn nhất có thể nhé. 5 thông tin cơ bản cần có bao gồm:
First and last name: Họ và tên
Có rất nhiều cách viết họ tên trong CV tiếng Anh. Bạn có thể chọn một cái tên tiếng Anh mà bạn đã quen sử dụng, viết đầy đủ họ tên như trong CV tiếng Việt hoặc chỉ ghi họ và tên như người nước ngoài thường xưng hô.
Ví dụ:
Bạn tên Nguyễn Thị Vân, bạn có thể viết tên trong CV nhân viên mua hàng bằng tiếng Anh là Van Nguyen hoặc sử dụng tên tiếng Anh như Lily Nguyen nếu bạn thấy phù hợp.
Email and phone number: Phương thức liên lạc
Hai nội dung này đã quá quen thuộc và chắc hẳn sẽ không bạn đọc nào làm sai. Tuy nhiên chúng tôi xin cung cấp một tips nhỏ nếu bạn muốn làm việc tại những công ty nước ngoài, công ty đa quốc gia bạn hãy lập thêm một tài khoản email chuyên phục vụ liên lạc công việc bằng tiếng Anh để tránh nhầm lẫn với những email ứng tuyển khác nhé.
Date of birth: Ngày tháng năm sinh
Cung cấp ngày tháng năm sinh sẽ giúp nhân viên phụ trách tuyển dụng dễ xưng hô khi liên lạc với bạn hơn, đặc biệt nếu như bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc
SNS: Mạng xã hội
Facebook và LinkedIn là hai mạng xã hội bạn nên để đường dẫn.
Address: Địa chỉ
Bạn không nên cung cấp quá chi tiết địa chỉ cá nhân mà chỉ nên cung cấp tên quận và tỉnh thành nhé.
>>> Xem thêm: Cách viết CV nhân viên văn phòng “đốn tim” nhà tuyển dụng
2.2. Career Goal (Mục tiêu nghề nghiệp)
Cũng như trong CV tiếng Việt, trong CV nhân viên kinh doanh bằng tiếng Anh, những nhà tuyển dụng cũng rất quan tâm đến ứng viên của mình có tinh thần trách nhiệm, sự quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc và gắn bó lâu dài với công việc hay không. Tất cả những điều này được phản ánh qua trường thông tin Career goal hay mục tiêu nghề nghiệp.
Với nội dung này bạn có thể trình bày thành 1,2 ý để làm rõ sự quyết tâm của mình với công việc đồng thời show ra được một số lợi thế mà mình sở hữu phù hợp với công việc bán hàng. Hãy nhớ trình bày càng ngắn gọn càng tốt nhé.
Ví dụ:
Accomplet sales associate with a success background in the Delivery of exceptional service and have an ability to assist high profile customers with a sale of Luxury goods”.
Reboots relationship building skills and encourages team collaboration to achieve excellent customer satisfaction”.
Hay bạn cũng có thể dùng một câu như thế này:
“ Have a good Environment to boost my skills and I’ll try my best to become a manager in 2 years later.
2.3. Core Skills (Kỹ năng)
Nếu như Career goal phản ánh được sự tương đồng về mục tiêu của bạn bạn với nhà tuyển dụng, thì core skills ( những kỹ năng chủ chốt) chính là trường thông tin giúp bạn bộc lộ rõ những thế mạnh của mình. Dĩ nhiên, trong những nội dung này chỉ trình bày ngắn gọn những kỹ năng liên quan trực tiếp đến công việc kinh doanh, bán hàng.
Những kỹ năng này nên để thành những gạch đầu dòng và minh họa rõ hơn bằng thanh đánh giá từng kỹ năng nhé. Những kỹ năng này chỉ cần ghi đủ và không cần ghi quá nhiều. Khi tiến vào vòng phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ thấy được khả năng của bản thân bạn.
Ví dụ:
– Sử dụng máy tính tốt: Strong computer skill
– Giao tiếp tốt: Good communication skill
– Có kiến thức về các ứng dụng Word, Excel: Good knowledge of Word, Excel applications
– Có thể giao tiếng bằng tiếng Anh: Can communicate in English
2.4. Working Experience (Kinh nghiệm làm việc)
Bất kỳ một nhà tuyển dụng cũng quan tâm đến kinh nghiệm làm việc của ứng viên chứ không phải chi riêng vị trí trong ngành kinh doanh. Bởi lẽ, đây là căn cứ giúp nhà tuyển dụng tin rằng, bên cạnh core Skills, bạn đủ trải nghiệm thực tế để có thể hoàn thành tốt công việc.
Nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến kinh nghiệm liên quan trực tiếp đến công việc kinh doanh của bạn mà thôi. Vậy nên trước hết phải chọn lọc kinh nghiệm trước sau đó trình bày theo bố cục. Tên vị trí, thời gian làm việc, tên công việc bán hàng bạn từng đảm nhiệm và mô tả chi tiết công việc này.
Lưu ý: Trình bày kinh nghiệm của mình theo trình bày theo trình tự gần đến xa trong CV nhân viên kinh doanh bằng tiếng Anh nhé.
Ví dụ:
11/2021 to present
Temporary sale associate in PT Travel
+ Apply excellent customer skills whilst offer advice and assistance customer in a professional manner
+ Seeking cooperation with travel Agency
+ Meeting and achieving KPIs, exceeding targets và Expectation by Remain moduvated.
+ Analyzed market Segment to identify new business opportunities to expand to existing customer base significantly.
03/ 2016 – present
Sale assistant
Ha Vinh Company, HCM City
– Learn about product
– Help customer find the product they need
– Support others sale assistant
– Prepare the paperwork the manager need
2014 – 2015
Sale assistant
Tran Phuc Company, Vinh City
– Manage all the work in Store 23
– Check the product daily
– Help customer find the product they need
Đó là cách trình bày working experience trong CV bán hàng tiếng Anh. Đến đây các bạn đã nắm rõ rồi đúng không?
2.5. Education (Học vấn)
Công việc nhân viên kinh doanh không quá nặng nề về yếu tố học tập mà sẽ tập trung nhiều hơn đến các kỹ năng và khả năng làm việc thực tế của bạn. Trong phần này bạn sẽ nêu những yếu tố cơ bản bao gồm:
– Trường dạy (University)
– Chuyên ngành (Major)
– Năm tốt nghiệp (Year of graduation)
– School: Phương Đông University
– Major: Marketing
– Year of graduation: 20122012
Nếu có thêm các chứng chỉ như TOEIC, MOS,… bạn hãy thêm vào nhé.
Với Education, bạn cần đề cập đến một số nội dung nổi bật bao gồm: Trường đại học, cao đẳng, thời gian theo học,chuyên ngành và GPA.
Ví dụ với vị trí bán tour tại công ty du lịch:
- Hanoi tourism College
- Tour guide
- GAP: 3.2/4.0
Hãy trình bày thật ngắn gọn và súc tích nhé.
>>> Xem thêm: 5 Mẫu CV xin việc ngành Y đúng tiêu chuẩn được dùng phổ biến
3. Lưu ý khi viết CV nhân viên kinh doanh bằng tiếng Anh
Bỏ túi những lưu ý sau khi viết CV nhân viên kinh doanh bằng tiếng Anh nhé:
Ngắn gọn, súc tích:
Lưu ý đầu tiên cho bạn chính là sự ngắn gọn. Dù bạn là người thành thạo tiếng Anh đến mấy thì vẫn nên ghi nhớ rằng, ngắn gọn súc tích chính là yêu cầu đầu tiên của mình bản CV nhân viên kinh doanh tiếng Anh. Nhà tuyển dụng sẽ không có quá nhiều thời gian để đọc hết những gì bản trình bày và chỉ tập trung vào nội dung nổi bật nhất.
Kiểm tra văn phong tiếng Anh:
Khi chuyển sang viết CV ở ngôn ngữ khác đôi khi làm bạn bối rối và biến bản CV nhân viên mua hàng bằng tiếng Anh của bạn thành một bản CV mang phong cách tiếng Việt. Nếu được hãy nhờ những người có kinh nghiệm viết CV tiếng Anh trước đó check qua trước và chỉnh sửa lại.
Kiểm tra lỗi chính tả:
Ngoài ra, bạn cũng cần đọc thật kỹ để tránh những lỗi về chính tả không cần thiết khi tạo CV xin việc nhé.
4. Khi nào cần đến mẫu CV nhân viên kinh doanh bằng tiếng Anh?
Ứng tuyển một công việc ngành sales, chắc bạn không còn xa lạ gì nữa với tập tài liệu mang tên CV xin việc nhân viên kinh doanh. Đó chính là một bản tóm lược lý lịch trong đó trình bày đầy đủ những thông tin có lợi của ứng viên. Nhưng tài liệu này chỉ phù hợp khi bạn đăng ký làm việc tại các cửa hàng, công ty, doanh nghiệp Việt Nam.
Khi có vốn kiến thức kinh doanh đủ rộng và mong muốn đầu quân cho tập đoàn, chi nhánh nước ngoài hay thường xuyên làm việc với những người nước ngoài như sales tour du lịch, nhân viên sales các đơn hàn về xuất nhập khẩu, nhân viên kinh doanh tại các điểm mà người nước ngoài thường lui tới…bạn cần phải chuẩn bị cho mình một bản CV nhân viên mua hàng bằng tiếng Anh để thuyết phục nhà tuyển dụng.
Những bài viết liên quan:
– Bí kíp viết CV quản lý nhà hàng độc đáo thu hút nhà tuyển dụng
– Mẫu CV quản lý sản xuất tạo điểm nhấn kinh nghiệm cho bạn
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
Tham khảo ngay những mẫu cv bằng tiếng anh cho mọi lĩnh vực:
Cv giáo viên tiếng anh |
Cv trợ giảng tiếng Anh |
Cv nhân viên kinh doanh bằng tiếng anh |
Cv kế toán bằng tiếng anh |
Với một bản CV nhân viên kinh doanh bằng tiếng Anh, ứng viên không chỉ show được năng lực của mình trong vị trí nhân viên kinh doanh, mà còn khẳng định được vốn tiếng Anh cần thiết để phục vụ công việc. Bạn cũng hãy bỏ túi một số lưu ý mà Job3s đã chia sẻ khi viết CV hoàn hảo hơn nhé.