Nếu bạn đang quan tâm đến vị trí nhân viên thu mua và muốn có thêm tự tin khi ứng tuyển, việc chuẩn bị một bản CV nhân viên thu mua tốt là rất cần thiết. Nhân viên thu mua có cơ hội làm việc ở nhiều doanh nghiệp, các công ty sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu, gia công với mức thu nhập tốt. Sau đây Job3S sẽ đồng hành cùng bạn trên con đường tìm một bến đỗ nhé.
>>> Xem thêm: CV Mẫu Xin Việc Online Miễn Phí Cho Mọi Ngành Nghề
1. Công việc của nhân viên thu mua
Nhân viên thu mua là bộ phận vô cùng quan trọng của công ty, họ chính là người chịu trách nhiệm cho các chi phí đầu vào, một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận sau này của công ty. Họ có khả năng phân tích và đánh giá thị trường, thấu hiểunhu cầu của khách hàng, lựa chọn nhà cung cấp phù hợp với chi phí hợp lý nhất.
Đối với một nhân viên thu mua, công việc hằng ngày sẽ bắt đầu từ việc:
– Kiểm tra hàng hóa trong danh sách yêu cầu mua bao gồm những sản phẩm gì, số lượng ra sao,… để xác nhận nhu cầu thu mua hàng hóa, cần chú ý đến các mục chưa hợp lý, chưa rõ ràng.
– Đề xuất lên với người phụ trách bộ phận để có giải pháp xử lý vấn đề nhanh chóng.
– Kiểm tra lại số lượng hàng hóa còn tồn đọng trong kho, xác định chuyển tiếp hàng vào kho vào thời gian hợp lý.
– Tạo đơn mua hàng hóa bao gồm các thông tin về sản phẩm, số lượng và giá cả.
– Hoàn thành công việc lên đơn hàng, tiếp đó là chuyển đơn hàng tới các đơn vị cung ứng hàng hóa.
– Đối chiếu số lượng, chất lượng hàng hóa đã nhận so với đơn hàng gửi đi để nghiệm thu hàng. Nếu hàng hóa phát sinh các vấn đề về lỗi, đánh dấu lại để xử lý với bên cung cấp sản phẩm.
– Gửi danh sách về thông tin thu mua hàng hóa để thanh toán mua hàng.
– Lưu lại hồ sơ về quá trình thu mua hàng hóa, nếu có phát sinh hay có vấn đề về hàng hóa, có thể dễ dàng xử lý khi có các chứng từ liên quan.
– Thu thập thông tin, tổng hợp các đánh giá về hàng hóa trong quá trình sử dụng để có những thông tin cần thiết cho lần thu mua sản phẩm tới.
– Tham gia các khóa đào tạo, nâng cao kỹ năng chuyên môn, cập nhật các tin tức, kiến thức mới trong lĩnh vực công ty đang kinh doanh hoạt động.
>>> Xem thêm: Mẫu CV ngành công nghệ thực phẩm độc đáo riêng của ngành
2. Mẫu CV nhân viên thu mua
Nếu bạn không có kinh nghiệm viết CV, có thể tham khảo các mẫu CV xin việc nhân viên thu mua sau. Ngoài ra, website Blogduhoc.edu.vn.vn sẽ là một chọn lựa tuyệt vời để tìm kiếm tạo CV xin việc chất lượng và chi tiết, bạn cũng có thể tham khảo nhé.
2.1. Mẫu CV nhân viên mua hàng chuyên nghiệp
Mẫu CV nhân viên thu mua chuyên nghiệp cần phải làm nổi bật thế mạnh của bạn, bao gồm cấp bằng và kinh nghiệm làm việc. Để làm điều này, bạn nên có một bố cục rõ ràng, đảm bảo các phần quan trọng được sắp xếp ưu tiên ở ngay trang đầu. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng tìm thấy thông tin quan trọng về kinh nghiệm, kỹ năng và năng lực của bạn, đồng thời giúp bạn tỏa sáng trong mắt nhà tuyển dụng.
2.2. Mẫu CV nhân viên thu mua đơn giản
Dù là CV đơn giản thì bạn cũng phải làm nổi bật được kinh nghiệm làm việc và những kỹ năng khác liên quan đến ngành như ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, chịu được áp lực,… sẽ giúp bạn có cơ hội hơn.
2.3. Mẫu CV xin việc nhân viên thu mua ấn tượng
Nhân viên thu mua thường phải làm việc với nhiều bên, có cả người nước ngoài. Nếu bạn biết ngoại ngữ nào đó, bạn có thể chuẩn bị CV xin việc nhân viên thu mua bằng tiếng Anh, vừa thể hiện được trình độ chuyên môn của mình và tăng cơ hội được lựa chọn cho các vị trí tương lai.
3. Cách viết CV nhân viên thu mua
Ngày nay, việc nộp CV online diễn ra rất phổ biến bởi tính hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí vô cùng mà nó đem lại. Trong bài hướng dẫn dưới đây, PD muốn giới thiệu đến bạn những thông tin cơ bản phải có trong CV, tham khảo để có thể tạo cho mình một CV đẹp, ngắn gọn với đầy đủ thông tin nhất nhé!
3.1. Thông tin cá nhân
Đó là thông tin cá nhân của ứng viên trong CV nhân viên thu mua như: họ tên; ngày, tháng, năm sinh; thông tin liên lạc như số điện thoại, email, địa chỉ hiện tại đang sinh sống và làm việc. Ngay dưới thông tin cá nhân là phần vị trí mà nhân viên đang muốn ứng tuyển. Phần này nên viết ngắn gọn, súc tích nhưng thông tin phải chính xác để nhà tuyển dụng nắm được thông tin cơ bản của bạn.
Ví dụ:
- Trần Thị Quỳnh Châu
- quynhchau@gmail.com
- 25/7/1994
- 0123456289
- Đà Nẵng, Việt Nam
3.2. Mục tiêu nghề nghiệp
Công ty tuyển dụng rất muốn biết được những mong muốn và định hướng của bạn đối với công việc này. Từ đó, họ có thể dễ dàng đánh giá và chọn lọc ứng viên cho phù hợp với định hướng công ty.
Trong phần mục tiêu công việc, bạn có thể trình bày như sau:
– Mục tiêu ngắn hạn:
+ Học hỏi thêm về các kỹ năng phân tích đánh giá thị trường, đánh giá các nguồn cung ứng đầu vào.
+ Làm việc với những anh chị có kinh nghiệm và xuất sắc trong nghề.
+ Trải nghiệm công việc thực tế trong lĩnh vực thu mua hàng hóa.
– Mục tiêu dài hạn:
+ Trở phòng quản lý Thu mua trong 2- 3 năm tới
3.3. Trình độ học vấn
Như đã nói ở trên, bộ phận thu mua là bộ phận vô cùng quan trọng của công ty nên nhân viên tại bộ phận này, yêu cầu phải có trình độ và những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực. Nêu ngắn gọn về thông tin trường học, chuyên ngành học, thời gian học, xếp loại bằng.
Ví dụ: Trình độ học vấn
– Trường đại học Kinh tế DDO
– Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh về chất lượng sản phẩm
– Thời gian học: 5/2017-2/2021
– Xếp loại bằng: Giỏi
3.4. Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc chính là một lợi thế rất lớn cho các ứng viên. Đây chính là điểm mạnh của cá nhân, phải tập trung làm nổi bật phần này, nhưng cũng không nên trình bày dài dòng, tập trung vào các ý chính, ngắn gọn. Khi trình bày về kinh nghiệm một công việc, cần phải có thông tin về công ty, vị trí công việc, thời gian làm việc, miêu tả ngắn gọn về công việc và thành tích đã đạt được.
Ví dụ: Kinh nghiệm làm việc
– Công ty cổ phần xúc tiến thương mại và đầu tư NPX
– Nhân viên kinh doanh
– Thời gian làm việc: 6/2017 – 9/2021.
– Miêu tả công việc:
+ Công việc sẽ bắt đầu từ việc tìm kiếm khách hàng hoặc sử dụng data có sẵn được công ty cung cấp.
+ Lên danh sách số lượng khách hàng phải tư vấn hàng ngày.
+ Gọi điện cho khách hàng để trao đổi về sản phẩm dịch vụ mà công ty đang cung cấp.
+ Hẹn gặp khách hàng để tư vấn trực tiếp và ký hợp đồng hợp tác.
+ Chăm sóc khách hàng thông qua các công cụ trực tuyến và đến trực tiếp nếu cần thiết.
+ Lập báo cáo chi tiết công việc hàng ngày để gửi lên cấp trên.
– Thành tích đạt được:
+ Được trao tặng giải thưởng “Nhân viên xuất sắc nhất” trong 3 năm liên tục.
>>> Xem thêm: Cách viết và mẫu CV nhân viên kinh doanh bằng tiếng Anh chuyên nghiệp
3.5. Kỹ năng
Đối với các ứng viên chưa có kinh nghiệm, kỹ năng chính là một điểm mạnh của cá nhân, các ứng viên phải chú ý làm nổi bật nên các kỹ năng mà mình đang sở hữu. Lưu ý, bám sát vào yêu cầu công việc để giới thiệu những kỹ năng hợp lý, không viết lan man, dài mà không dùng được.
Trong CV nhân viên mua hàng những kỹ năng có thể nêu ra như:
+ Kỹ năng giao tiếp và thấu hiểu nhu cầu khách hàng.
+ Kỹ năng phân tích và tìm hiểu thị trường.
+ Có khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt.
+ Có tính cách cẩn thận, tỉ mỉ và rất chú trọng đảm bảo chất lượng trong công việc.
+ Kỹ năng phát hiện và xử lý vấn đề ngay khi vấn đề phát sinh.
3.6. Chứng chỉ
Nêu ra các chứng chỉ mà cá nhân đã đạt được như: ielts, toeic, tin học văn phòng word, excel,.. hay các chứng chỉ liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển.
Lưu ý: Nghiên cứu chỉ ra rằng, thông thường các nhà tuyển dụng chỉ dùng chưa đến 10s để đánh giá 1 bản CV. Vì vậy mọi thông tin trong CV cần trình bày hết sức ngắn gọn, nêu đúng ý chính.
4. Lưu ý khi viết CV nhân viên thu mua
Đối với những công việc cạnh tranh và căng thẳng, chẳng hạn như vị trí nhân viên thu mua, bạn cần phải tạo ra một mẫu CV xin việc ấn tượng và chất lượng.
Nên dùng CV nhân viên mua hàng tiếng Anh:
Nếu bạn chọn mẫu sơ yếu lý lịch bằng tiếng Anh, bạn cần phải đảm bảo toàn bộ nội dung bài viết được viết bằng tiếng Anh, bao gồm tên và địa chỉ. Điều này không phải là một sai lầm nhỏ.
CV chứa các từ khóa liên quan đến thu mua:
Ngoài ra, sơ yếu lý lịch cũng cần chứa các từ khóa liên quan đến công việc như mua hàng, thu mua, xuất nhập khẩu, kinh doanh, nhà cung cấp, đối tác, đàm phán, báo giá, hợp đồng … để giúp tăng cơ hội được lựa chọn cho vị trí nhân viên thu mua.
Tập trung vào kinh nghiệm:
Kinh nghiệm là yếu tố quan trọng hơn là bằng cấp với nhân viên thu mua. Vì vậy, nên đưa ra các thông tin về kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này lên đầu.
Sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp:
Ngôn ngữ chuyên nghiệp và tránh sử dụng ngôn ngữ lóng tiếng giúp nhà tuyển dụng đánh giá tốt về bạn. Các thuật ngữ quan trọng như mua hàng, đàm phán, quản lý nhà cung cấp, kế hoạch cung ứng và kiểm soát chi phí cần được sử dụng đúng cách.
Sắp xếp cấu trúc hợp lý:
CV của bạn nên có một cấu trúc rõ ràng và hợp lý. Bố cục nên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của độ quan trọng. Thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc và bằng cấp là các phần quan trọng nên được đặt ở trang đầu tiên.
Kiểm tra chính tả và ngữ pháp:
CV nhân viên mua hàng cần phải không có lỗi chính tả và ngữ pháp. Tránh sử dụng từ ngữ phức tạp hoặc mơ hồ, vì điều này có thể gây khó khăn cho nhà tuyển dụng khi đọc CV của bạn.
Những bài viết liên quan:
– Cách viết CV nhân viên văn phòng “đốn tim” nhà tuyển dụng
– Bí quyết viết CV thu ngân “đốn tim” nhà tuyển dụng cho bạn
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
Phía trên là gợi ý của Job3s về những thông tin liên quan đến CV nhân viên thu mua, bạn hãy tham khảo để có thể tạo cho mình một bản CV hoàn thiện và ấn tượng nhất nhé! Chúc bạn sớm tìm được cho mình một môi trường phù hợp, phát huy được khả năng của bản thân.