Trong quá trình đi phỏng vấn, có lẽ những câu hỏi phỏng vấn ban sự kiện là những câu hỏi thực sự oái oăm khiến bạn phải toát mồ hôi hột. Đòi hỏi bạn phải suy nghĩ sâu sắc và đưa ra câu trả lời ngắn gọn, nhưng cũng phải có chiều sâu kinh nghiệm trong đó.
>>> Xem thêm: 50+ Câu hỏi phỏng vấn thường gặp & cách trả lời “ăn điểm”
1. Hiểu về nghề tổ chức sự kiện
Từ những năm gần đây, tổ chức sự kiện là một ngành hot thu hút rất nhiều nguồn nhân lực, đặc biệt là những người trẻ. Nhưng chưa phải ai cũng đã hiểu hết về thế nào là tổ chức sự kiện và định hướng sự kiện là gì.
Sự kiện hay còn được gọi là event, hiểu đơn giản đó là một hoạt động có chủ đích diễn tại một nơi cố định, trong khoảng một thời gian nhất định, tập trung ý tưởng và nguồn lực để truyền đạt thông điệp xác định nhằm thu hút sự chú ý của những đối tượng tham gia.
Đối với Marketing, sự kiện (event) được định nghĩa là những hoạt động Marketing liên quan đến những sự kiện mang tính giáo dục, quảng bá sản phẩm hay định vị ưu thế của sản phẩm, thương hiệu trên thị trường.
Vậy tổ chức sự kiện là gì? Tổ chức sự kiện chính là việc tổ chức thực hiện các phần đầu công việc cho một sự kiện diễn ra. Công việc được tính từ khi nó bắt đầu hình thành trong ý tưởng cho đến khi nó hoàn toàn kết thúc.
Tổ chức sự kiện bao gồm một lĩnh vực khá rộng như:
– Bussiness event: Các sự kiện liên quan đến lĩnh vực kinh doanh.
– Entertainment events: Các sự kiện mang tính chất giải trí.
– Festive events: Các lễ hội, liên hoan, Festive,…
– Government events: Các sự kiện của các cơ quan nhà nước như đại hội đảng, hội nghị TW Đảng.
– Conferences và Conventions : Các buổi Hội thảo và các buổi Hội nghị của cơ quan doanh nghiệp.
– Social and cultural events: Các sự kiện về văn hoá, xã hội.
– Sporting events: Các sự kiện về lĩnh vực thể thao.
Phía trên chỉ là một trong số những sự kiện tiêu biểu được tổ chức thường xuyên, ngoài ra còn rất nhiều các sự kiện khác phụ thuộc vào ngành và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Vậy làm nhân viên tổ chức sự kiện có lợi ích gì?
Có thể nhận thấy, đây là một lĩnh vực đòi hỏi sự năng động, tinh tế và chỉn chu khá cao từ phía những người làm Ban tổ chức sự kiện. Sau mỗi một sự kiện, bạn sẽ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, rèn rũa được tính cách cẩn thận vì nghề này đòi hỏi sự chính xác cực kì cao. Giúp bản thân trở nên năng động và kích thích sự sáng tạo tiềm ẩn.
Ngoài ra bạn còn một mức lương khủng nếu tham gia các sự kiện lớn hàng năm của các ngành hay của nhà nước tổ chức như: các lễ hôi, các cuộc thi,…
Ngày nay, những người trẻ thường có xu hướng chọn nghề Tổ chức sự kiện do tính cách cá nhân cũng như công việc mang lại nhiều sự trải nghiệm, những lợi ích khác mà nhiều ngành không có.
>>> Xem thêm: Tuyển tập bộ 25 câu hỏi phỏng vấn NodeJS cho mọi cấp bậc
2. Những câu hỏi phỏng vấn ban sự kiện thường gặp
Do tính chất nghề cực kỳ năng động và đòi hỏi những ứng viên có năng lực, vậy nên ngay từ những vòng sơ tuyển ban đầu nhà tuyển dụng đã rất khắt khe chú ý đến những gì bạn thể hiện ra cho họ thấy. Vậy nên những câu trả lời phỏng vấn bạn cũng phải thật chỉn chu, trả lời chạm được đến trái tim nhà tuyển dụng của mình.
Một số câu hỏi phỏng vấn ban tổ chức sự kiện thường gặp như:
Câu hỏi liên quan đến năng lực cá nhân, sở thích:
VD: Theo bạn, bạn đánh giá như thế nào về bản thân và hãy đưa ra lý do tại sao bạn cảm thấy mình phù hợp với công việc này?
Hãy đưa ra câu những câu trả lời nhấn mạnh đến điểm mạnh của bản thân, nếu bạn đưa ra những điểm yếu hãy chắc chắn rằng điểm yếu đó không ảnh hưởng quá nhiều đến công việc tại vị trí bạn đang ứng tuyển. Đưa ra các đặc tính và tính cách mà công việc tổ chức sự kiện yêu cầu và nó phù hợp với vị trí bạn đang dự định ứng tuyển.
Câu hỏi liên quan đến chuyên môn công việc:
Bạn mong muốn có một công việc, trước hết bạn phải tìm hiểu về nó, khi bạn trả lời tốt những câu hỏi này nghĩa là bạn đang chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy mình có sự chuẩn bị cho buổi phỏng vấn ngày hôm nay, đồng thời thể hiện rõ bạn là người có kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm trong việc làm.
VD1: Theo bạn yếu tố nào ảnh hưởng nhất đến việc lựa chọn địa điểm của một sự kiện? Nếu bạn được lựa chọn địa điểm cho một sự kiện về sắc đẹp, cụ thể chủ đề là Duyên dáng Việt Nam, vậy thì bạn sẽ chọn địa điểm ở đâu và tại sao?
Để trả lời câu hỏi này, bạn phải nắm rõ các yếu tố để lựa chọn địa điểm, như phụ thuộc vào tính chất sự kiện là trong nhà hay ngoài trời, quy mô bao nhiêu, ngân sách dự trù, đặc điểm của sự kiện là như thế nào,… Với các cuộc thi sắc đẹp, không gian có thể chọn là ngoài trời, những vùng biển hoặc nơi nào đó mà bạn cảm thấy phù hợp.
VD2: Nếu bạn được giao cho trọng trách là người quản lý các bộ phận trong sự kiện, trong đêm diễn ra lễ hội âm nhạc một sự cố ca sĩ bị khán giả giật mic, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Đây là một câu hỏi tình huống nhằm đánh giá khả năng lập kế hoạch rủi ro và khả năng phản xạ trong các tình huống cấp bách. Trước hết, để tránh những tình huống này xảy ra, bạn phải xây dựng một phương án dự trù rủi ro, nếu tình huống xảy ra sự cố quá bất ngờ, cần bình tĩnh xử lý với những phương pháp thể hiện sự chuyên nghiệp cũng như không gây thiệt hại quá lớn đến phái ban tổ chức và phía người tham dự.
Cho dù ở bất cứ ngành nghề nào, khi đi phỏng vấn bạn nên tìm hiểu thật rõ các công việc và những câu chuyện bên lề ở vị trí mà mình ứng tuyển, một số câu hỏi phỏng vấn ban sự kiện phía trên đều là xuất phát từ năng lực bản thân mỗi ứng viên, chuyên môn nghề nghiệp mà nhà tuyển dụng mong muốn nhìn thấy khi đi tuyển dụng.
>>> Xem thêm: 20+ Câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh thường gặp kèm gợi ý trả lời
3. Chuẩn bị trả lời câu hỏi phỏng vấn ban sự kiện
Tổ chức sự kiện là một lĩnh vực khá rộng, buổi phỏng vấn sẽ có thể diễn ra theo kịch bản tức là những câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn và khá máy móc. Với những câu hỏi phỏng vấn ban sự kiện chủ yếu như mục hai đã có sự hướng dẫn đó là chuẩn bị về kiến thức chuyên môn thật sâu và kinh nghiệm thực tế. Vì thế, bạn cần chuẩn bị:
- Tâm trạng khi đi phỏng vấn, hãy luôn giữ một thái độ và cảm xúc thoải mái. Quá căng thẳng sẽ khiến bạn trông thiếu tự tin và mất điểm trong mắt ứng viên.
- Tập trả lời một cách lưu loát và học cách nhấn nhá sao cho tone giọng vừa đủ, dễ nghe, nếu truyền cảm thì càng tốt.
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ. Hãy khoác lên mình những bộ trang phục mà mình cảm thấy tự tin, thể hiện được tính cách bản thân hoặc những bộ trang phục đơn giản cũng rất lịch sự cho buổi phỏng vấn nhé.
4. Nơi tìm kiếm việc làm cho ngành sự kiện
Hiện nay, tìm kiếm thông tin tuyển dụng cho vị trí nhân viên tổ chức sự kiện không khó, vì có nhu cầu tuyển dụng cao trong lĩnh vực này.
Bạn có thể nhờ người thân, bạn bè giới thiệu, tham gia các hội nhóm hoặc fanpage tuyển dụng. Ngoài ra, các trang web tuyển dụng, vì chúng là nguồn thông tin “vàng”.
Job3s.vn là một trang web tuyển dụng hàng đầu, đáng tin cậy cho việc tìm kiếm việc làm cấp trung và cấp cao. Job3s đã thu hút hàng trăm ngàn ứng viên và là nơi để bạn tìm hiểu thông tin về việc làm và nộp đơn ứng tuyển. Mỗi ngày, có rất nhiều thông báo tuyển dụng về nhân viên tổ chức sự kiện từ các doanh nghiệp lớn và nhỏ trên toàn quốc, và tất cả đều được kiểm duyệt kỹ càng.
Ngoài ra, trên trang web kết nối việc làm của Job3s.com, bạn cũng có thể tải các tài liệu chuẩn bị đi xin việc như hồ sơ xin việc, CV xin việc, thư xin việc,… Những thông tin, kiến thức về phỏng vấn và những lời khuyên hữu ích cũng cập nhật mới nhất giúp ứng viên chuẩn bị cho quá trình phỏng vấn và ứng tuyển.
Những bài viết liên quan:
– Tự tin chinh phục mọi câu hỏi phỏng vấn câu lạc bộ yêu thích
– Bí kíp trả lời câu hỏi phỏng vấn ban đối ngoại khôn khéo
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
Tổ chức sự kiện là một ngành đòi hỏi nhiều yêu cầu cao, nhưng những lợi ích mà nó mang lại cũng thật sự tương xứng nếu bạn bỏ tâm huyết và sống với nó. Những câu hỏi phỏng vấn ban sự kiện có thể linh động và nhiều câu hỏi bất ngờ, nhưng cũng chính qua buổi phỏng vấn bạn đã chứng minh năng lực và sự nhanh nhẹn của bản thân với công việc mình yêu thích đúng không nào. Hy vọng rằng bài viết đa mang lại nhiều thông tin bổ ích đến với bạn, hãy theo dõi Job3s để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!