CFO là một trong những lãnh đạo cấp cao của một doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong xây dựng chiến lược. Vậy công việc của CFO là gì và lộ trình thăng tiến của CFO như thế nào? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết.
1. CFO là gì?
CFO (viết tắt của cụm tiếng anh Chief Financial Officer) được hiểu là Giám đốc tài chính. Đây là một chức danh quan trọng trong bộ máy quản trị của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm điều tiết và quản lý các hoạt động tài chính của tổ chức như nghiên cứu, phân tích, xây dựng chiến lược…
Giám đốc tài chính thực hiện chế độ báo cáo và làm việc trực tiếp với cấp cao hơn như giám đốc điều hành, chủ tịch.
Chịu trách nhiệm cho hoạt động tài chính, ảnh hưởng rất lớn đến sự vận hành của doanh nghiệp nên hiện nay các công ty vô cùng chú trọng trong việc tuyển dụng vị trí này.
Tuy nhiên, vị trí này còn có thể bị ảnh hưởng bởi quy mô và chính sách của doanh nghiệp, đối với một số công ty vừa và nhỏ, kế toán trưởng có thể kiêm nhiệm một số công việc của Giám đốc tài chính. Nhưng ở các doanh nghiệp lớn hoặc tập đoàn, vị trí của Giám đốc tài chính mang tính chuyên biệt hơn, là chức danh quan trọng trong đội ngũ quản trị của doanh nghiệp.
Xem thêm: Giám sát nhà hàng là gì? Công việc của giám sát nhà hàng như thế nào?
2. Vai trò của một Giám đốc tài chính CFO là gì?
Biết được vai trò của CFO là gì bạn sẽ hiểu được vì sao tầm quan trọng của họ đối với doanh nghiệp luôn được nhấn mạnh, bởi đây là người chịu trách nhiệm chính cho bức tranh tài chính của một công ty.
Giám đốc tài chính đảm nhận các vai trò quan trọng như sau:
-
Tư vấn chiến lược: Là người chịu trách nhiệm chính cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp nên Giám đốc tài chính đảm nhiệm việc tư vấn chiến lược cho CEO, cùng với ban lãnh đạo thảo luận để đưa ra các phương án, đường hướng phù hợp và hiệu quả đối với doanh nghiệp.
-
Lãnh đạo: Giám đốc tài chính thực hiện công việc lãnh đạo đối với các hoạt động về tài chính của doanh nghiệp, điều hành và quản lý nhân sự cấp dưới để đảm bảo hoạt động tài chính của doanh nghiệp luôn được duy trì ổn định và hiệu quả.
-
Ngoại giao: CFO vừa là người chịu trách nhiệm chính cho các hoạt động tài chính vừa là người kết nối với đối tác. Họ chính là người sẽ duy trì mối quan hệ bền vững và tốt nghiệp với rất nhiều đầu mối khác về tài chính như khách hàng, nhà đầu tư, đại lý phân phối, cung cấp hay ngân hàng…
3. Công việc của CFO là gì?
Vậy, chính xác thì công việc của CFO là gì? Hằng ngày họ sẽ xử lý những vấn đề gì? Dưới đây là một số công việc mà Giám đốc tài chính thường thực hiện:
Giám sát, đánh giá và quản lý các hoạt động tài chính của doanh nghiệp
CFO sẽ là người quản lý triển khai hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đánh giá hiệu suất của từng công việc để đảm bảo thực hiện được đúng mục tiêu đã đề ra và các chỉ số đều tăng.
Hoạch định chiến lược tài chính
Bên cạnh công việc giám sát thì Giám đốc tài chính cũng là người tham gia vào quá trình tư vấn cho chủ doanh nghiệp về các kế hoạch tài chính cần thực hiện. Thậm chí, CFO có thể là người trực tiếp hoạch định chiến lược. Các kế hoạch này có thể bao gồm kế hoạch ngắn hạn, trung và dài hạn.
Lập, phân tích và đánh giá báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là một trong những tài liệu vô cùng quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. CFO phải là người có khả năng lập, đọc hiểu và phân tích báo cáo tài chính để từ đó có cơ sở đánh giá hiệu quả của dự án và tiếp tục lên kế hoạch tiếp theo.
Biết được CFO là gì bạn sẽ thấy việc lập, phân tích và đánh giá báo cáo tài chính chiếm hầu hết thời gian của một Giám đốc tài chính nên được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất.
Góp phần đảm bảo khả năng thanh khoản của công ty
Giám đốc tài chính cũng là người chịu trách nhiệm cho việc quản lý dòng tiền, đảm bảo doanh nghiệp có khả năng thanh toán những khoản nợ ngắn hạn, cân đối giữa thu và chi để tránh công ty lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính.
Cụ thể hơn, Giám đốc tài chính sẽ thực hiện:
-
Xây dựng kế hoạch dự phòng ngân sách cho các hoạt động của doanh nghiệp và tình huống rủi ro.
-
Thực hiện duy trì khả năng thanh toán, đảm bảo doanh nghiệp có đủ ngân sách để duy trì hoạt động.
-
Đảm bảo tài sản và nguồn vốn được sử dụng hợp lý, thực hiện chính sách quản lý tiền mặt để đảm bảo nhu cầu thanh toán ngắn hạn.
Tối ưu hóa lợi nhuận trên chi phí đầu tư
Lợi nhuận là mục tiêu của bất cứ doanh nghiệp nào, Giám đốc tài chính là người tối ưu hóa, duy trì chỉ số ROI (một chỉ số về lợi tức đầu tư) gia tăng.
Phối hợp với các bộ phận liên quan để cân đối ngân sách cho doanh nghiệp
Bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp cũng cần tối ưu chi phí, nhiệm vụ của Giám đốc tài chính là kết hợp với giám đốc của các bộ phận liên quan hạn chế sự thất thoát nguồn vốn gây lãng phí.
Các giám đốc của bộ phận liên quan mà CFO có thể phải hợp tác như: giám đốc nhân sự, giám đốc Marketing, giám đốc truyền thông…
Thiết lập và phát triển mối quan hệ với quản lý cấp cao, đối tác và khách hàng
Hoạt động tài chính liên quan đến rất nhiều bộ phận, đối tác và khách hàng nên Giám đốc tài chính cần phải đẩy mạnh hoạt động đối ngoại. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp giữ được sự tin cậy từ đối tác và khách hàng, từ đó có thêm nhiều cơ hội hơn trên thị trường.
Hỗ trợ các hoạt động kiểm toán
CFO là người hỗ trợ thực hiện các hoạt động kiểm toán, giải trình báo cáo tài chính, sổ sách, chứng từ… do có liên quan trực tiếp đến giao dịch về tài chính của doanh nghiệp.
Quản trị công nợ
Thu, chi và các vấn đề liên quan đến công nợ luôn là các vấn đề mà doanh nghiệp cần chú ý. Giám đốc tài chính sẽ là người quản lý các hoạt động này, các hợp đồng pháp lý, xử lý các khoản nợ còn tồn đọng hoặc tiềm ẩn.
Các công việc khác
Một số công việc khác của Giám đốc tài chính có thể kể đến như:
-
Chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới, kết hợp với các bộ phận/phòng ban liên quan (ví dụ như phòng Kế toán, phòng Tài vụ, phòng Nhân sự…)
-
Thực hiện hoạt động báo cáo với Ban Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.
-
Thực hiện các công việc được giao phó hoặc ủy quyền khác.
Xem thêm: Chuyên viên đối ngoại là gì? Có dễ xin việc không?
4. Mức lương của Giám đốc tài chính có cao không?
Mức lương của CFO hiện nay đa dạng tùy vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của ứng viên. Theo nhiều nghiên cứu, tại thị trường trong nước, mức lương dao động trung bình từ 40 đến 50 triệu đồng/tháng, thấp nhất cũng là 15 triệu đồng/tháng với các công ty có quy mô nhỏ hoặc vừa và nhỏ.
Với những người có nhiều năm kinh nghiệm hoặc làm việc cho các doanh nghiệp, tập đoàn lớn mức lương có thể lên đến vài trăm triệu mỗi tháng.
Mức lương này thậm chí còn có thể cao hơn với Giám đốc tài chính làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia hoặc doanh nghiệp nước ngoài, mức chênh lệch lương thấp nhất là khoảng 40%, thậm chí còn có thể cao gấp 2 – 3 lần.
Việc trở thành Giám đốc tài chính sẽ đảm bảo cho bạn có nguồn thu nhập ổn định, thậm chí là rất cao so với nhiều ngành nghề khác hiện nay.
Tuy mang đến thu nhập trong mơ nhưng đi kèm với đó là những áp lực công việc, trách nhiệm và vất vả mà không phải ai cũng có thể đảm đương được.
5. Những yếu tố cần có để trở thành CFO là gì?
Để có thể đảm nhận vị trí Giám đốc tài chính, ứng viên phải là người thực sự có năng lực và kinh nghiệm. Dưới đây là các yêu cầu cần có của một Giám đốc tài chính.
5.1. Về học vấn
Để đảm nhận vị trí CFO, ứng viên phải là người có sự am hiểu sâu sắc về lĩnh vực tài chính, do đó nhà tuyển dụng thường yêu cầu vị trí này ít nhất phải có bằng cử nhân về kinh tế, tài chính hoặc các lĩnh vực liên quan.
Nếu có thêm bằng thạc sĩ hoặc các chứng chỉ nghề nghiệp, văn bằng cao hơn sẽ là lợi thế rất lớn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
5.2. Về kinh nghiệm
Giám đốc tài chính là người có vị trí vô cùng đặc biệt nên đòi hỏi phải có kinh nghiệm thành thạo trong lĩnh vực tài chính. Nếu đã từng đảm nhiệm vị trí này và có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, bạn sẽ có nhiều cơ hội gây ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng.
Còn nếu như chưa từng đảm nhiệm vị trí này thì đòi hỏi phải có nhiều năm làm việc về tài chính như chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên hoạch định tài chính hoặc kế toán trưởng, kết hợp với các chứng chỉ, bằng cấp và thành tích trong dự án thực tế thì mới có thể đảm nhiệm vị trí này.
5.3. Về kỹ năng cần có
Vậy các kỹ năng cần có để trở thành CFO là gì? Dưới đây là các kỹ năng yêu cầu về trị ví Giám đốc tài chính:
-
Kỹ năng giao tiếp
-
Kỹ năng công nghệ
-
Kỹ năng lãnh đạo
-
Kỹ năng giải quyết vấn đề
-
Kỹ năng phân tích, tổ chức
-
Kỹ năng quản lý rủi ro
-
Kỹ năng làm việc nhóm
-
Kỹ năng quản lý thời gian
Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề
6. Lộ trình phát triển của một Giám đốc tài chính
Là một vị trí cấp cao trong doanh nghiệp nên để trở thành một CFO phải trải qua rất nhiều thử thách và đòi hỏi sự nhẫn nại. Dưới đây là lộ trình để trở thành một Giám đốc tài chính:
Tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành liên quan đến tài chính
Khác với các vị trí khác có thể làm trái ngành trái nghề, để trở thành Giám đốc tài chính bạn bắt buộc phải sở hữu kiến thức sâu rộng về lĩnh vực tài chính, kế toán. Do đó trình độ học vấn và bằng cấp tuy không phải là yếu tố quan trọng nhất nhưng không thể thiếu trên con đường trở thành Giám đốc tài chính.
Ngoài các kiến thức cơ bản về lĩnh vực tài chính, cần trang bị thêm các kiến thức khác như tín dụng, luật pháp…
Kết hợp với quá trình đi làm, bạn có thể đồng thời học thêm các khóa học để lấy các chứng chỉ chuyên ngành liên quan hoặc các chứng chỉ quốc tế như CPA, ACCA…
Các vị trí công việc làm bước đệm để trở thành CFO
Không có bất cứ ai ngay lập tức có thể đảm nhiệm vị trí cấp cao là Giám đốc tài chính, tất cả đều phải đi lên từ những vị trí thấp để tích lũy kinh nghiệm dần dần. Trước khi trở thành CFO, bạn phải trải qua những công việc và vị trí sau:
Nhân viên tài chính
↓
Chuyên viên phân tích tài chính (Financial Analyst)
↓
Chuyên viên phân tích tài chính cấp cao (Senior Financial Analyst)
↓
Chuyên viên hoạch định tài chính (Financial Controller)
↓
Trưởng phòng phân tích tài chính (Financial Analysis Manager)
↓
Giám đốc kế hoạch tài chính (Financial Planning Associate Director)
Tham khảo ngay ý nghĩa tên chức vụ/vị trí phổ biến trên thị trường lao động hiện nay:
Pgd là gì |
Thư ký là gì |
Fresher là gì |
CSO là gì |
Senior là gì |
CMO là gì |
Chuyên viên là gì |
Management là gì |
CPO là gì |
General manager là gì |
Project manager là gì |
Leader là gì |
Co-founder là gì |
Director là gì |
Intern là gì |
Cio là gì |
Coo là gì |
Manager là gì |
Cco là gì |
Junior là gì |
Pa là gì |
CFO là gì |
Cfo là gì |
Specialist là gì |
Chairman là gì |
PM là gì |
Ceo là gì |
Trong trường hợp bắt đầu từ các vị trí khác như kế toán viên thì quy trình này có thể sẽ phức tạp hơn, cần trau dồi và tích lũy nhiều kinh nghiệm về tài chính hơn như kỹ năng phân tích tài chính, quản trị dòng tiền, quản trị dự án, lập kế hoạch tài chính…
Sau khi đã trở thành CFO, nếu tích lũy đủ kinh nghiệm thậm chí có thể được đề bạt để trở thành CEO. Rất nhiều CEO giỏi hiện nay trên thương trường đều có xuất phát điểm là Giám đốc tài chính.
Như vậy có thể thấy lộ trình để trở thành Giám đốc tài chính là một lộ trình dài hơi, đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại rất lớn. Tuy nhiên bất cứ ngành nào cũng sẽ cần sự nỗ lực không ngừng nghỉ, nếu có thể trở thành CFO, sẽ có nhiều cơ hội phát triển rộng mở và có mức lương trong mơ.
Biết được công việc của CFO là gì và vai trò của CFO đối với 1 doanh nghiệp sẽ giúp bạn xác định được đúng mục tiêu để có thể trở thành một Giám đốc tài chính. Bất cứ công việc nào nếu muốn thành công cũng cần có quá trình đầu tư và nỗ lực. Đừng quên truy cập tìm việc tại Blogduhoc.edu.vn.vn để không bỏ lỡ các cơ hội việc làm Giám đốc tài chính với mức lương hấp dẫn.