Intern là gì? Intern là một thuật ngữ được sử dụng khá nhiều hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng và đủ về bản chất của vị trí này, cũng như tiêu chí lựa chọn nơi thực tập mà các Intern phải đảm nhiệm. Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Blogduhoc.edu.vn.
1. Khái niệm Intern là gì?
Vị trí Intern là gì? Intern có nghĩa là thực tập sinh, những người đang học việc tại một tổ chức, công ty nào đó. Đa số các Intern đều là sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng hoặc mới tốt nghiệp nhằm mục đích cọ xát, va chạm với các hoạt động thực tế, rèn luyện kỹ năng chuyên môn và làm việc trong môi trường ngành nghề mà bản thân quan tâm. Thời gian thực tập của một thực tập sinh có thể kéo dài từ 1 đến vài tháng tuỳ vào quy định của từng doanh nghiệp hoặc yêu cầu của lĩnh vực, ngành nghề đó.
Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề
2. Các quyền lợi hấp dẫn khi trở thành Intern
Khi đã hiểu rõ khái niệm Intern là gì thì việc tiếp theo là tìm hiểu các quyền lợi hấp dẫn khi trở thành thực tập sinh. Vậy Quyền lợi khi trở thành Intern là gì? Ngoài việc học hỏi kinh nghiệm và hiểu được ngành nghề đã chọn, các thực tập sinh còn nhận được nhiều lợi ích hấp dẫn khác như:
-
Các ứng viên thuộc nhóm thực tập sinh đa phần đều chưa có kinh nghiệm sâu về chuyên môn nhưng hầu hết các doanh nghiệp vẫn có một khoản lương hỗ trợ.
-
Được tham gia vào các lớp đào tạo nghiệp vụ, được training với các manager/leader có kinh nghiệm và chuyên môn cao.
-
Ở một số Intern đặc thù, ứng viên còn được hướng dẫn và trực tiếp tham gia vào các dự án thực tế.
-
Ứng viên được làm việc trong môi trường năng động, trẻ trung và hoà đồng.
-
Được tạo điều kiện cho các ứng viên học tập và phát triển.
-
Tham gia team building, tham quan du lịch và nghỉ mát hàng năm cùng công ty.
-
Mở rộng và phát triển các mối quan hệ.
-
Được xét duyệt trở thành nhân viên chính thức sau kỳ thực tập, có lộ trình thăng tiến rõ ràng.
3. Tiêu chí lựa chọn nơi thực tập phù hợp của Intern là gì?
Việc lựa chọn một nơi thực tập phù hợp rất quan trọng đối với Intern để xác định được một kỳ thực tập ý nghĩa và có lợi cho sự phát triển của bản thân. Dưới đây là một số tiêu chí để xem xét lựa chọn một nơi thực tập phù hợp:
3.1. Mục tiêu nghề nghiệp
Trước khi tham gia thực tập tại một công ty, sinh viên cần phải xác định được mục tiêu nghề nghiệp của bản thân, và cân nhắc xem nơi đó có phù hợp với mục tiêu của mình đặt ra hay không. Ví dụ: Nếu bạn muốn làm hướng dẫn viên thì hãy tìm kiếm các công ty du lịch, hoặc nếu muốn hoạt động trong lĩnh vực marketing có thể lựa chọn vị trí intern marketing…
3.2. Lĩnh vực hoạt động
Lựa chọn nơi thực tập trong lĩnh vực hoạt động mà thực tập sinh quan tâm sẽ giúp cho mỗi người có cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực đó. Đồng thời, bạn có thể áp dụng được kiến thức và kinh nghiệm mà mình đã học được vào lĩnh vực yêu thích của bản thân. Từ đó giúp bản thân có động lực học hỏi, rèn luyện và phấn đấu để đạt được mục tiêu đặt ra.
3.3. Văn hoá doanh nghiệp
Tiêu chí lựa chọn nơi thực tập của Intern là gì? Văn hoá doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến cách thức mà bản thân học hỏi và phát triển kỹ năng trong quá trình thực tập. Văn hoá doanh nghiệp sẽ bao gồm phong cách làm việc, giá trị, quan điểm, cách thức giao tiếp và thái độ của nhân viên trong doanh nghiệp. Ngoài ra, khi thực tập tại một doanh nghiệp có văn hoá phù hợp với bản thân, Intern sẽ cảm thấy thoải mái hơn cũng như dễ dàng hòa nhập vào môi trường làm việc của doanh nghiệp đó.
3.4. Cơ hội học hỏi
Khi tham gia thực tập, Intern cần tìm kiếm các công ty, doanh nghiệp có chương trình thực tập tốt và đảm bảo cung cấp các cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng trong môi trường thực tế:
-
Cơ hội tham gia vào các dự án thực tế và thực hành xử lý các vấn đề kỹ thuật
-
Các buổi đào tạo, hội thảo về kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn
-
Hướng dẫn và giám sát của các chuyên gia hoặc nhân viên giàu kinh nghiệm
-
Cơ hội làm việc với các công nghệ mới và các công cụ kỹ thuật mới nhất
-
Cơ hội học hỏi về văn hoá và quy trình làm việc của doanh nghiệp.
3.5. Thời gian và địa điểm thực tập
-
Về thời gian: Thực tập sinh xem xét thời gian đó có phù hợp với thời gian rảnh của mình không. Và phải đảm bảo bản thân có đủ thời gian để hoàn thành chương trình thực tập, đồng thời vẫn có thời gian cho các hoạt động khác trong cuộc sống cá nhân.
-
Về địa điểm: Thực tập sinh cần xem xét về khoảng cách, thời gian di duyển từ nơi ở đến nơi thực tập. Hãy tính toán thật kỹ để đảm bảo tham gia đầy đủ chương trình thực tập một cách hiệu quả nhất.
4. Top 5 vị trí Intern dễ ứng tuyển nhất hiện nay
Bên cạnh việc tìm hiểu khái niệm, quyền lợi, tiêu chí lựa chọn nơi thực tập của Intern là gì thì nhiều sinh viên cũng rất quan tâm đến các công việc dễ ứng tuyển nhất. Dưới đây là 5 vị trí Intern cực hot, dễ ứng tuyển nhất hiện nay:
4.1. Intern HR
Vị trí thực tập sinh nhân sự (Intern HR) cung cấp cho các thực tập sinh cơ hội để học hỏi về quản lý nhân sự, xây dựng mối quan hệ, phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm hay quản lý thời gian.
4.2. Marketing Intern
Vị trí Marketing Intern cung cấp cho các thực tập sinh cơ hội thực hành những nhiệm vụ về Marketing và phát triển các kỹ năng cần thiết như phân tích dữ liệu, xây dựng chiến lược, quản lý dự án,…
4.3. Content Intern
Thực tập sinh Content (Content Intern) sẽ được đào tạo và hỗ trợ để tạo ra các nội dung có giá trị hữu ích, nhằm thu hút và giữ chân khách hàng. Họ có thể thực hiện một số công việc như sau: Sản xuất nội dung, quản lý nội dung, phân tích dữ liệu, hỗ trợ xây dựng chiến lược content marketing, tương tác với khách hàng,…
4.4. Intern Developer
Các công việc của thực tập sinh lập trình thường bao gồm: Lập trình, kiểm thử, xây dựng và bảo trì hệ thống, nghiên cứu và phát triển,…
4.5. Account Intern
Vị trí Account Intern (Thực tập sinh Account) thường thực hiện các công việc sau:
-
Hỗ trợ đàm phán và thực hiện các hợp đồng quảng cáo
-
Cùng đội ngũ Marketing hỗ trợ xây dựng các chiến lược truyền thông
-
Hỗ trợ quản lý tài khoản khách hàng
5. Lưu ý quan trọng để trở thành Intern
Để được đánh giá cao trong kỳ thực tập, các ứng viên khi làm việc tại vị trí Intern cần chú ý đến các vấn đề sau:
5.1. Thái độ thẳng thắn, chủ động học hỏi
Phần lớn các doanh nghiệp đều rất quan tâm đến thái độ làm việc của Intern hơn là trình độ. Do đó, ứng viên cần có thái độ chủ động và luôn sẵn sàng học hỏi. Dù đảm nhận bất kỳ công việc nào cũng cần phải làm việc hết mình. Đây sẽ là lợi thế để đánh giá các thực tập sinh có phù hợp với công việc hay không.
5.2. Tuân thủ thời gian làm việc
Intern hãy biết kiểm soát thời gian của mình và thực hiện đúng văn hoá nơi thực tập. Khi nhận việc từ vị trí lãnh đạo, quản lý trực tiếp thì thực tập sinh nên chú ý thời gian hoàn thành công việc theo đúng thời hạn.
Điều này sẽ giúp cho thực tập sinh thể hiện được năng lực của mình. Dựa vào yếu tố này, quản lý sẽ đánh giá cao tinh thần làm việc của ứng viên trong suốt quá trình thực tập.
5.3. Xây dựng quan hệ tốt với đồng nghiệp
Trong quá trình làm việc, Intern sẽ nhận được sự hỗ trợ từ quản lý và các nhân sự chính thức. Để công việc thuận lợi và suôn sẻ hơn thì thực tập sinh cần hoà đồng, cởi mở giao tiếp và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
6. Tìm việc làm Intern ở đâu uy tín?
Nếu bạn đang là sinh viên và đang tìm kiếm cơ hội thực tập, thì có thể truy cập ngay Blogduhoc.edu.vn.vn – nền tảng tuyển dụng và tìm kiếm việc làm tích hợp hơn 20 loại AI hàng đầu hoàn toàn miễn phí, với mức độ tiếp cận hàng nghìn tin tuyển dụng việc làm mới mỗi ngày từ các doanh nghiệp uy tín, ứng viên có thể dễ dàng tìm kiếm được công việc mơ ước. Với các bộ lọc tối ưu hiệu quả, ứng viên sẽ tiết kiệm tối đa được thời gian tìm kiếm các vị trí việc làm.
Trên đây là một vài thông tin thú vị về intern là gì mà Blogduhoc.edu.vn muốn chia sẻ với bạn đọc. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm công việc thực tập, hãy truy cập ngay Blogduhoc.edu.vn để biết thêm nhiều vị trí công việc phù hợp với bản thân mình.
Tham khảo ngay ý nghĩa tên chức vụ/vị trí phổ biến trên thị trường lao động hiện nay:
Pgd là gì |
Thư ký là gì |
Fresher là gì |
CSO là gì |
Senior là gì |
CMO là gì |
Chuyên viên là gì |
Management là gì |
CPO là gì |
General manager là gì |
Project manager là gì |
Leader là gì |
Co-founder là gì |
Director là gì |
Intern là gì |
Cio là gì |
Coo là gì |
Manager là gì |
Cco là gì |
Junior là gì |
Pa là gì |
CFO là gì |
Cfo là gì |
Specialist là gì |
Chairman là gì |
PM là gì |
Ceo là gì |
Xem thêm:
-
Nhân Viên Truyền Thông Là Gì? Mô Tả Công Việc Nhân Viên Truyền Thông
-
HR Business Partner Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Cần Biết Về HR Business Partner