Bạn cần có một lý do xin nghỉ việc để không làm mất lòng cấp trên và giữ gìn được hình ảnh với đồng nghiệp cũ thì có thể tham khảo các gợi ý sau đây để không phải “đau đầu” suy nghĩ.
Bạn đang đọc: TOP 10 lý do xin nghỉ việc thuyết phục – Hợp lý
1. Lý do xin nghỉ việc thuyết phục
Nếu bạn đang muốn tìm một lý do nghỉ việc thuyết phục thì hãy tham khảo những lý do sau đây. Lưu ý là bạn cần phải báo trước với sếp và tuân thủ đúng quy trình xin nghỉ việc theo quy định của công ty.
1.1. Do bản thân không làm việc hiệu quả
Nếu bạn cảm thấy làm việc không hiệu quả, càng làm càng cảm thấy không phù hợp với công việc, không đáp ứng được yêu cầu của công ty thì bạn nên chủ động xin nghỉ việc để tìm một công việc khác phù hợp hơn.
Bạn có thể gặp sếp và nêu ra lý do là bạn đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không thể hoàn thành tốt công việc, và bạn không muốn làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung của công ty. Cuối cùng là đừng quên gửi lời cảm ơn công ty đã cho bạn một môi trường làm việc và được học hỏi.
1.2. Do nơi ở mới xa chỗ làm
Khi bạn chuyển đến một nơi ở mới sinh sống cách xa công ty do kết hôn, chăm sóc người thân hay thuận tiện cho con cái đi học thì cũng là một trong những lý do xin nghỉ việc đột xuất hợp lý. Bạn có thể trình bày lý do này với sếp rằng bạn thấy khoảng cách từ nhà đến chỗ làm quá xa, gây ra nhiều khó khăn cho bạn trong việc di chuyển và sắp xếp thời gian. Bạn cũng nên bày tỏ sự tiếc nuối khi không không còn được làm việc tại công ty và mong muốn luôn giữ mối quan hệ tốt với sếp và các đồng nghiệp.
1.3. Do có kế hoạch mang thai
Kế hoạch mang thai là một lý do xin nghỉ việc hợp lý và là một chế độ được Luật Lao động và Luật Bảo hiểm quy định, bạn chỉ cần thực hiện đúng theo quy định và bàn giao công việc đầy đủ. Với lý do quyết định dành thời gian tập trung vào việc làm mẹ và chăm sóc con cái, thì chắc chắn sẽ không có công ty nào có thể từ chối việc bạn xin nghỉ việc. Sau khi xin nghỉ việc, bạn cũng nên cảm ơn công ty đã hỗ trợ bạn trong thời gian làm việc.
1.4. Do hoàn cảnh khó khăn
Một lý do xin nghỉ việc thuyết phục không thể bỏ qua là do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, có thể là người thân bị bệnh, bị tai nạn giao thông, bị mất hay gặp phải những vấn đề về tài chính. Vì vậy mà bạn muốn xin nghỉ việc để giải quyết công việc và đình và ổn định cuộc sống.
1.5. Do muốn thay đổi môi trường làm việc
Đây cũng là một trong những lý do xin nghỉ việc thuyết phục, khi bạn đã làm việc tại một công ty trong thời gian dài, bạn cảm thấy chán nản, không còn hứng thú với công việc. Lúc này bạn muốn thay đổi môi trường làm việc để học hỏi thêm kinh nghiệm, gặp gỡ những người mới hay thử thách bản thân thì khi xin nghỉ việc, bạn cần chứng minh để cho cấp trên biết rằng bạn muốn phát triển bản thân và không có ý định xấu hay bất mãn với công ty.
1.6. Do muốn tiếp tục việc học
Tiếp tục với việc học là một trong những lý do xin nghỉ việc khéo léo rất tích cực và được cấp trên đánh giá cao. Nếu bạn đang có ý định đi học tiếp để nâng cao trình độ, kỹ năng hay kiến thức của bản thân, bạn nên xin nghỉ việc để tập trung vào học tập và phát triển bản thân hơn nữa.
Khi xin nghỉ việc, bạn nên trình bày cho cấp trên hiểu rõ về kế hoạch của bạn: Bạn có ý định học chuyên ngành gì, kỹ năng gì, trong khoảng thời gian bao lâu. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nhấn mạnh rằng bạn sẽ áp dụng các kiến thức mới vào công việc sau này và mong muốn được hợp tác lại với công ty nếu có cơ hội.
2. Các lý do nghỉ việc trực tiếp không cần thông qua sếp
Theo Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định rõ những trường hợp người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước. Không cần công ty chấp thuận, người lao động vẫn được nghỉ việc và nhận đủ các quyền lợi với những lý do sau đây:
- Lý do 1: Không được làm việc theo đúng công việc, địa điểm làm việc đã phân công như trong hợp đồng, hoặc không được đảm bảo điều kiện làm việc như đã thoả thuận.
- Lý do 2: Không được nhận lương đầy đủ hoặc nhận lương không đúng hạn như trong hợp đồng đã ký.
- Lý do 3: Bị sếp hành hung, lăng mạ hoặc có hành vi xúc phạm, gây hại cho sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người tham gia lao động.
- Lý do 4: Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lý do 5: Phụ nữ có thai phải nghỉ việc vì công việc có tác động ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
- Lý do 6: Người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu.
- Lý do 7: Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không chính xác làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Những lý do xin nghỉ việc cần tránh
Bên cạnh các lý do xin nghỉ việc hợp lý trên, thì bạn cũng cần phải chú ý tuyệt đối không nên sử dụng các lý do sau đây:
- Cảm thấy không còn hứng thú với công việc: Nếu bạn xin nghỉ việc với lý do này, bạn sẽ để lại ấn tượng không tốt với cấp trên và đồng nghiệp. Bạn sẽ bị đánh giá là người thiếu trách nhiệm, không có nhiệt huyết với công việc và thiếu khả năng thích ứng với môi trường công ty.
- Không thích công việc đang làm: Với lý do xin nghỉ việc này chẳng khác nào thể hiện bạn là người thiếu khả năng lựa chọn, thiếu khả năng tự đánh giá năng lực bản thân và khả năng thay đổi.
- Không thể hòa đồng với đồng nghiệp: Khi bạn xin nghỉ việc với lý do này, bạn sẽ gây ra sự bất hoà với đồng nghiệp trong công ty. Cấp trên cũng sẽ đánh giá bạn là người thiếu kỹ năng mềm, thiếu kỹ năng xã hội và thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Gia đình, người thân bắt xin nghỉ việc: Với lý do nghỉ việc này, bạn sẽ bị cấp trên đánh giá rằng bạn là người thiếu khả năng quyết định, thiếu khả năng tự quản, thiếu khả năng tự chủ và thiếu khả năng tự quyết.
- Không thích sếp của mình: Khi xin nghỉ việc với lý do này, phần lớn các sếp sẽ khá phẫn nội và khó chịu. Việc này có thể sẽ làm cho bạn bị đánh giá là người thiếu kỹ năng quan hệ, thiếu kỹ năng làm việc nhóm và thiếu kỹ năng theo dõi.
Tìm hiểu thêm: Procurement là gì? So sánh sự khác biệt giữa Procurement và Purchasing
4. Cách trình bày lý do xin nghỉ việc với sếp
Khi bạn đã có quyết định xin nghỉ việc thì việc trình bày với sếp như thế nào sao cho hợp lý và thuyết phục nhất. Tuy vậy, bạn hãy thẳng thắn trình bày và có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:
- Nêu lý do xin nghỉ việc trước 1 tháng: Thông thường các công ty sẽ có quy định thông báo xin nghỉ việc ít nhất trước 1 tháng. Nếu bạn báo quá sớm hay quá muộn, có thể gây ra sự phiền toán, khó khăn hay thiếu tôn trọng sếp và công ty. Và có thể bạn sẽ không được nhận đủ tiền lương các chế độ khác khi nghỉ việc.
- Trao đổi trực tiếp với sếp về lý do xin nghỉ việc: Điều này sẽ thể hiện được sự lịch sự và tôn trọng của bạn với cấp trên và công ty của mình. Bạn nên nói lý do xin nghỉ việc một cách rõ ràng, thân thiện, không nên nói ra những điều tiêu cực hay chỉ trích về công ty, đồng nghiệp hay sếp của mình.
- Trình bày ngắn gọn: Khi trình bày với sếp, bạn cần nêu lý do nghỉ việc một cách ngắn gọn. Không nên dùng những từ quá khó hiểu hay phức tạp, bởi vì bạn có thể sẽ làm mất thời gian và công sức của họ khi lắng nghe bạn trình bày lan man.
- Xin đánh giá từ sếp: Những đánh giá của sếp về khả năng và thành tích làm việc của bạn trong thời gian vừa qua sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc phát triển sự nghiệp sau này. Bạn nên biết cách tiếp thu lời khen hay lời phê bình một cách khiêm nhường và cởi mở.
- Gửi lời chúc đến công ty: Trước khi nghỉ, hãy gửi lời chúc đến công ty, sếp và đồng nghiệp của mình. Chúc công ty ngày một phát triển và thành công hơn nữa trong tương lai. Bạn nên bày tỏ lòng biết ơn và niềm tin vào công ty, sếp và đồng nghiệp. Đây là một hành động rất lịch sự và tôn trọng khi bạn muốn nghỉ việc.
Để việc trình bày lý do xin nghỉ việc với sếp được trôi chảy và có tính thuyết phục cao thì bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Luôn trung thực: Nguyên tắc quan trọng và cơ bản khi xin nghỉ việc là luôn trung thực, hãy trình bày với sếp một cách chân thành nhất để thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với họ.
- Không nói những điều tiêu cực về đồng nghiệp, công ty: Đây là một thái độ tôn trọng và chuyên nghiệp khi bạn xin nghỉ việc. Bạn nên tránh những điều tiêu cực, chỉ trích hay so sánh công ty cũ với công ty mới, vì sẽ làm mât đi uy tín và danh tiếng của bạn trong mắt họ.
Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề
5. Lưu ý khi xin nghỉ việc
Một số lưu ý quan trọng khi xin nghỉ việc mà bạn cần tham khảo:
5.1. Dấu hiệu nhận biết nên nghỉ việc
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn nên cân nhắc đến việc thôi việc và tìm kiếm một công việc mới phù hợp hơn với bản thân:
- Lộ trình thăng tiến không rõ ràng: Đây là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì sự đam mê và nhiệt huyết với công việc. Nếu bạn cảm thấy trong công ty không có cơ hội cho bản phát triển, thăng tiến mà bạn chỉ làm những gì mình được giao thì đấy là lúc bạn nên xin nghỉ việc.
- Sức khoẻ và chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng tiêu cực: Nếu công việc làm cho bạn bị suy giảm sức khỏe, gây ra tình trạng căng thẳng, mất ngủ, đau nhức hay bệnh tật thì bạn nên xem xét lại công việc này có xứng đáng cho bạn cống hiến hay không. Ngoài ra, nếu công việc của bạn ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của bạn, khiến cho bạn không có thời gian dành cho gia đình, bạn bè hay những sở thích cá nhân thì bạn cũng nên cân nhắc đến việc nghỉ việc.
- Làm việc với cấp trên toxic: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến nhân viên muốn đưa ra lý do xin nghỉ việc. Khi bạn làm việc với một cấp trên không có năng lực chuyên môn, không công bằng, không tôn trọng hay không lắng nghe ý kiến của nhân viên. Lúc này bạn muốn thoát khỏi sự quản lý của cấp trên thì hãy tìm kiếm một môi trường làm việc tốt hơn.
- Luôn cảm thấy sợ hãi khi nghĩ đến công việc: Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang quá tải và áp lực với công việc. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, chán nản hay sợ hãi khi nghĩ đến công việc hiện tại thì bạn nên xem xét lại liệu bạn có phù hợp với công việc đó hay không.
- Không còn đam mê với công việc hiện tại: Khi bạn không còn đam mê với công việc, bạn sẽ thiếu động lực để làm tốt công việc. Công việc với bạn chỉ là một nghĩa vụ bắt buộc phải làm chứ không phải là một sở thích hay ước mơ. Đây là một dấu hiệu cho thấy bạn nên đi tìm công việc mới.
5.2. Thời điểm thích hợp để xin nghỉ việc
Nếu đã quyết định nghỉ việc, bạn có thể cân nhắc lựa chọn xin nghỉ vào những thời điểm thích hợp sau đây:
- Khi đã tìm được công việc mới: Bạn nên lập một kế hoạch cho công việc mới của mình trước khi nghỉ việc như: Xác định mục tiêu nghề nghiệp, cập nhật hồ sơ xin việc, tìm kiếm và ứng tuyển các cơ hội việc làm phù hợp,…
- Thời điểm sau Tết và các ngày nghỉ lễ: Đây là thời điểm thích hợp để gửi đơn xin nghỉ việc vì bạn có thể nhận được các khoản thưởng của công ty trong dịp Tết. Hơn nữa, bạn cũng có thể dễ dàng sắp xếp thời gian để chuẩn bị cho công việc mới. Đây cũng là thời điểm có nhiều cơ hội việc làm mới xuất hiện.
- Khi công ty đang muốn cắt giảm nhân sự: Bạn có thể giúp cho công ty tiết kiệm chi phí và giảm bớt áp lực cho cấp trên. Hơn nữa, bạn cũng có thể nhận được một khoản bồi thường hấp dẫn khi nghỉ việc theo yêu cầu của công ty. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn thận vì có thể sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công việc mới do thị trường lao động bão hoà.
5.3. Nguyên tắc cần nhớ khi nghỉ việc
Sau khi xin nghỉ việc, bạn nhất định phải tuân theo các nguyên tắc sau để thể hiện sự có trách nhiệm với bản thân trong công việc và tử tế với công ty cũ.
- Suy nghĩ kỹ về quyết định của mình: Đây là nguyên tắc quan trọng khi bạn muốn nghỉ việc. Bạn nên xem xét các giải pháp cho những vấn đề mà bạn đang gặp phải ở công ty hiện tại như: Áp lực công việc, yêu cầu điều chỉnh lương,… Nếu đã cân nhắc kỹ và chắc chắn nghỉ việc thì bạn sẽ cảm thấy an tâm và tự tin hơn với quyết định của mình.
- Chấp hành quy tắc nghỉ việc của công ty: Tuân theo các quy định và thủ tục của công ty về thời gian báo trước, hình thức thông báo, phương thức bàn giao công việc,… khi xin nghỉ việc sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp của bạn.
- Nhanh chóng tìm được một công việc mới: Bạn nên lên kế hoạch cho công việc mới trước khi xin nghỉ việc. Nếu không tìm được việc mới, bạn sẽ khó khăn về tài chính, thời gian cũng như tâm lý không tốt.
>>>>>Xem thêm: Cách làm tào phớ thơm ngon không dùng thạch cao và gelatine
- Cân nhắc về tình hình tài chính hiện tại: Việc tính toán về thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm là điều vô cùng cần thiết cho bạn trước khi nghỉ việc. Hãy đảm bảo rằng tài chính của bạn ổn định để chi trả cho các chi phí cần thiết trong thời gian tìm việc mới.
- Thông báo trực tiếp lý do nghỉ việc với cấp trên: Đây là nguyên tắc lịch sự và tôn trọng khi bạn muốn nghỉ việc. Bạn nên thông báo lý do nghỉ việc trực tiếp với sếp của mình, sau đó gửi đơn xin nghỉ việc qua email. Hãy lựa chọn thời điểm thích hợp để gặp mặt và trao đổi với sếp của mình.
- Bàn giao đầy đủ công việc, tài sản lại cho nhân sự: Việc này thể hiện sự chuyên nghiệp và có trách nhiệm khi bạn muốn nghỉ việc. Bàn giao lại đầy đủ tài sản, công việc sẽ giúp cho người kế nhiệm có thể hiểu rõ và có thể tiếp tục hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
- Lựa chọn thời điểm thích hợp để nghỉ việc: Việc này sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến công việc chung của công ty. Nếu xin nghỉ việc vào sai thời điểm, bạn sẽ gây ra sự khó khăn, áp lực hay rủi ro cho đồng nghiệp và công ty.
- Giữ mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, cấp trên: Điều này cho thấy sự lịch sự và tôn trọng của bạn. Đừng quên cảm ơn họ đã hỗ trợ và hợp tác với bạn trong thời gian làm việc chung và hãy giữ liên lạc với họ và sẵn sàng giúp đỡ họ khi có thể.
- Làm việc chuyên nghiệp cho đến lúc nghỉ: Bạn nên hoàn thành đầy đủ công việc của mình một cách chất lượng, với thái độ tích cực, nhiệt tình và hợp tác trong công việc. Điều này sẽ làm cho bạn trở nên chuyên nghiệp trong mắt cấp trên và đồng nghiệp cho đến khi rời khỏi công ty.
Tham khảo ngay những lí do, mẫu đơn xin nghỉ việc đa dạng ngành nghề:
Đơn xin nghỉ việc tiếng Anh |
Đơn xin nghỉ việc công ty viết tay |
Đơn xin nghỉ việc của công nhân |
Lý do xin nghỉ việc |
Đơn xin nghỉ việc của viên chức |
Đơn xin nghỉ việc ngân hàng |
Đơn xin nghỉ việc không lương |
Đơn xin nghỉ việc của giáo viên |
Đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình |
Tóm lại, việc có một lý do xin nghỉ việc hợp lý và thuyết phục cùng kế hoạch chuyển giao là tiền đề để người lao động chuẩn bị tâm lý tốt, và hoàn thành nghĩa vụ với công ty hiện tại trước khi tiếp tục với định hướng mới. Hy vọng những chia sẻ chi tiết của Blogduhoc.edu.vn sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích!