9 quy định bắt buộc cho nhân viên phục vụ kèm mẫu chi tiết

9 quy định bắt buộc cho nhân viên phục vụ kèm mẫu chi tiết

Tùy thuộc vào nhà hàng, quán ăn hay quán cà phê mà sẽ có nội dung quy định cho nhân viên phục vụ khác nhau, phù hợp với tình hình và mục đích kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp. Bản nội quy ra đời với mục đích đảm bảo chất lượng hệ thống vận hành, sao cho hiệu quả nhất, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của nhân viên.

1. Quy định chung cho nhân viên phục vụ

Quy định chung cho nhân viên phục vụ thường sẽ gồm năm đầu mục, bao gồm thời gian làm việc, chấm công, quy định nghỉ phép, thời gian nghỉ ăn và yêu cầu về trang phục như thế nào.

1.1. Thời gian làm việc

Dưới đây là mẫu quy định thời gian làm việc của nhân viên phục vụ, được phân chia lần lượt theo vị trí toàn thời gian, bán thời gian, ca gãy. Chủ nhà hàng, quán cà phê có thể dựa vào để tinh chỉnh sao cho phù hợp với doanh nghiệp.

Thời gian quy định cho nhân viên phục vụ toàn thời gian

  • Ca sáng từ 8:00 đến 15:00 tất cả các ngày trong tuần.
  • Ca chiều từ 15:00 đến 22:00 tất cả các ngày trong tuần.

Thời gian quy định cho nhân viên phục vụ bán thời gian

  • Ca 1 từ 8:00 đến 13:00 tất cả các ngày trong tuần.
  • Ca 2 từ 13:00 đến 17:00 tất cả các ngày trong tuần.
  • Ca 3 từ 17:00 đến 22:30 tất cả các ngày trong tuần.

Thời gian quy định cho nhân viên phục vụ ca gãy

Nhân viên ca gãy thường dùng chỉ nhân viên tăng cường, được quản lý sắp xếp dựa vào khung giờ nhà hàng, quán cà phê đông khách. Thời gian quy định cho nhân viên phục vụ ca gãy tương đối linh hoạt, chủ yếu gồm hai ca như sau:

  • Ca gãy 1 từ 10:00 đến 15:00 theo kế hoạch.
  • Ca gãy 2 từ 18:00 đến 22:30 theo kế hoạch.

9 quy định bắt buộc cho nhân viên phục vụ kèm mẫu chi tiết

Quy định cho nhân viên phục vụ về thời gian làm việc dựa vào nhu cầu của mỗi doanh nghiệp

1.2. Chấm công

Nhân viên phục vụ cần chấm công vào đầu và cuối ca làm việc, theo quy định của từng cơ sở, đơn vị làm việc. Nếu nhân viên đến sau giờ quy định vào ca thì sẽ được xem là đi trễ, tùy trường hợp sẽ phạt hoặc trừ lương.

Trong trường hợp nhân viên nghỉ không báo trước thời gian quy định, nghỉ không có lý do phù hợp thì sẽ được xem là nghỉ không phép, nhà hàng hoặc quán cà phê sẽ trừ lương theo quy định.

Trong trường hợp cơ sở kinh doanh có công việc phát sinh, yêu cầu tăng ca thì chiếu theo quy định cho nhân viên phục vụ, lương sẽ được tính vào lương tăng ca và có hệ số nhân nhất định.

9 quy định bắt buộc cho nhân viên phục vụ kèm mẫu chi tiết

Nhân viên bắt buộc phải chấm công đầu ca và cuối ca làm việc theo bảng quy định nhân viên phục vụ

1.3. Quy định nghỉ phép

Đối với việc làm phục vụ nhà hàng, quán ăn, quán cà phê thường không có ngày nghỉ cố định. Mỗi người sẽ có một ngày nghỉ trong tuần theo kế hoạch hoặc ngày nghỉ đột xuất do yêu cầu, thông báo của cấp quản lý.

Đây không chỉ là quy định cho nhân viên phục vụ mà hầu hết các nhân viên làm việc tại các cơ sở kinh doanh đều không có ngày nghỉ cố định trong tuần. Ngày nghỉ sẽ được tùy chỉnh theo lịch đăng ký làm việc trước đó, phân chia để cân đối giữa các ca làm việc.

Trong trường hợp có lịch đột xuất, nhân viên phải chủ động đề xuất hoặc thỏa thuận với đồng nghiệp để đổi ca. Nếu không thể đổi ca với người khác, lịch làm việc vẫn sẽ diễn ra như đúng ban đầu đã đăng ký.

Với trường hợp nghỉ ốm, gia đình có công việc, nhân viên cần báo trước ba tiếng vào ca để quản lý sắp xếp nhân sự thay thế. Nếu nhân viên không thông báo hoặc thông báo muộn sẽ bị đánh giá xếp hạng, trừ vào lương thưởng hàng tháng hoặc năm.

9 quy định bắt buộc cho nhân viên phục vụ kèm mẫu chi tiết

Ngày nghỉ của nhân viên phục vụ tuỳ chỉnh theo lịch đăng kí làm việc

1.4. Thời gian nghỉ ăn

Giờ nghỉ ăn trưa hay ăn tối theo quy định cho nhân viên phục vụ thường không cố định. Nhân viên cần chủ động những khung giờ vắng khách để nghỉ ngơi. Lưu ý, nhân viên tuyệt đối không được ăn trưa, ăn tối khi đang trong thời gian phục vụ khách.

Ngoài ra, nhân viên cũng không được ăn trưa hay ăn tối theo nhóm làm ảnh hưởng tới tiến độ phục vụ và chăm sóc khách hàng. Khi này, quản lý có trách nhiệm điều phối thời gian nghỉ ăn của nhân viên, đảm bảo trạng thái lao động tốt nhất.

9 quy định bắt buộc cho nhân viên phục vụ kèm mẫu chi tiết

Thời gian nghỉ trưa của nhân viên phục vụ không cố định

1.5. Yêu cầu trang phục

Mỗi cơ sở kinh doanh sẽ có yêu cầu trang phục riêng được đặt trong quy định cho nhân viên phục vụ. Nhân viên phải phải nghiêm túc chấp hành và có trách nhiệm giữ gìn trang phục của mình.

Khi vào ca làm, nhân viên cần mặc đồng phục do nhà hàng, quán ăn hoặc khách sạn cung cấp. Kết thúc ca làm thì không được phép mặc đồng phục của quán ra ngoài, trừ trường hợp được điều phối thực hiện nhiệm vụ.

Nhân viên nữ chỉ cần trang điểm nhẹ nhàng, nếu tóc dài thì búi gọn gàng, không được nhuộm tóc màu sáng (tuỳ thuộc vào mỗi cơ sở). Nhân viên nam yêu cầu tóc ngắn, không phủ tai hay chạm vai, lù xù.

2. Quy định bảo vệ tài sản chung, bảo mật thông tin

Trong quy định cho nhân viên phục vụ thường sẽ có thêm mục bảo vệ tài sản chung và bảo mật thông tin, bí mật kinh doanh. Theo đó, nhân viên không được mang tài sản của nhà hàng, quán ăn ra khỏi đơn vị, trừ trường hợp được cho phép có chữ ký của quản lý hoặc hóa đơn nhà hàng.

Những tài liệu như thông tin cá nhân khách hàng, doanh thu nhà hàng, tài liệu kế toán, quy trình chế biến thực phẩm, quy trình phục vụ, thông tin kỹ thuật về trang thiết bị… được coi là bí mật và không được tiết lộ ra bên ngoài.

3. Đảm bảo vệ sinh quán

Nhân viên phục vụ cần chấp hành đầy đủ các quy định về vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường doanh nghiệp dưới sự hướng dẫn của quản lý. Đồng thời, bạn cũng cần tôn trọng quy định làm việc về quản toàn lao động, an toàn thiết bị và công cụ, tránh trường hợp gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Một số cơ sở kinh doanh còn có quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy, ví dụ như không được phép hút thuốc trong nhà hàng, quán ăn vì dễ gây hỏa hoạn. Nếu xảy ra cháy nổ, nhân viên cần gọi số 114 để thông báo tổng đài tên, địa chỉ và tình hình, đồng thời thực hiện các kỹ năng chữa cháy đã được hướng dẫn.

9 quy định bắt buộc cho nhân viên phục vụ kèm mẫu chi tiết

Nhân viên phục vụ phải đảm bảo vệ sinh quán

4. Những việc nhân viên phục vụ không được làm

Nhân viên phục vụ là bộ phận quan trọng của mỗi quán ăn, nhà hàng nên sẽ có những quy định không được phép thực hiện nhằm đảm bảo quy trình vận hành diễn ra tốt nhất:

  • Vắng mặt ba ngày liên tục mà không có sự đồng ý của trưởng bộ phận.
  • Giả vờ ốm để nghỉ, bỏ ca làm đã đăng ký.
  • Bỏ trống vị trí trong thời gian làm việc.
  • Tự ý làm việc riêng, sử dụng điện thoại khi đang phục vụ khách hay ăn vụng trong giờ làm việc.
  • Tranh chấp, cãi tay đôi với khách hàng.
  • Tự ý đưa người lạ vào nhà hàng, khu vực bếp, thu ngân hoặc kế toán.
  • Ở lại nhà hàng hoặc quay lại, sau thời gian làm việc mà không có lý do chính đáng.
  • Sử dụng đồ ăn, thức uống thừa để bán cho khách.
  • Mang đồ ăn của nhà hàng ra ngoài để bán.
  • Cấu kết với các bộ phận khác để gian lận trong công tác phục vụ khách, chiếm đoạt doanh thu nhà hàng.

9 quy định bắt buộc cho nhân viên phục vụ kèm mẫu chi tiết

Tranh chấp với khách hàng là điều cấm kỵ đối với nhân viên phục vụ

5. Quy định thưởng phạt

Quy định thưởng phạt đối với nhân viên phục vụ, cũng như các bộ phận khác trong nhà hàng sẽ đi theo các cấp độ như phạt tiền, phạt bao nhiêu phần trăm lương tháng, kỷ luật, sa thải hoặc quy trách nhiệm vật chất.

5.1. Quy định thưởng

Trong trường hợp nhân viên phục vụ làm việc tốt, tạo ra doanh thu quán ăn, nhà hàng hoặc khách sạn có thể sẽ được thưởng theo tháng, theo quý, theo năm hoặc khen thưởng đột xuất.

Những hình thức khen thưởng có thể áp dụng như: Tăng lương, thưởng tiền mặt, tặng voucher giảm giá hoặc thăng chức…

9 quy định bắt buộc cho nhân viên phục vụ kèm mẫu chi tiết

Cần có quy định khen thưởng kịp thời để thúc đẩy tinh thần làm việc cho nhân viên phục vụ

5.2. Quy định phạt

Với mức phạt tiền, nhân viên phục vụ sẽ bị phạt trong trường hợp:

  • Sao nhãng công việc mà không có lý do chính đáng
  • Đi sớm về muộn thường xuyên.
  • Không sử dụng đúng trang phục.
  • Ngủ trong giờ.
  • Trở lại nhà hàng sau ca làm.
  • Vắng mặt mà không được sự cho phép.
  • Với mức phạt phần trăm lương tháng, nhân viên sẽ bị phạt khi:
  • Tự ý sử dụng trang thiết bị của nhà hàng.
  • Tự ý nấu ăn, pha đồ uống.
  • Ký bảng chấm công thay người khác.
  • Tham gia mua bán trái phép.
  • Hút thuốc lá và uống rượu bia khi đang làm việc.

Với mức kỷ luật hoặc sa thải, nhân viên phục vụ sẽ nhận mức phạt này khi:

  • Có hành vi trộm cắp, chiếm hữu, di chuyển tài sản của nhà hàng bất hợp pháp.
  • Cố ý làm hư hại tài sản, danh tiếng của nhà hàng
  • Bất lịch sự, thô lỗ với khách hàng.

Với trách nhiệm vật chất, nhân viên sẽ nhận mức phạt này khi làm hỏng hóc các dụng cụ và trang thiết bị của nhà hàng. Nếu có lý do khách quan, quản lý và giám sát nhà hàng sẽ xem xét cho qua hoặc giảm tiền bồi thường.

6. Mẫu quy định nhân viên phục vụ

Năm đầu mục trên là nội dung chi tiết quy định cho nhân viên phục vụ, vậy để chuyển hóa thành văn bản của nhà hàng, quán ăn, quán cà phê thì chủ doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu sau.

STT Hạng mục Quy định của nhà hàng
1 Thời gian làm việc
2 Chấm công
3 Quy định nghỉ phép
4 Thời gian nghỉ ăn
5 Yêu cầu trang phục
6 Quy định bảo vệ tài sản và bảo mật thông tin
7 An toàn vệ sinh quán

Những việc không được làm

Quy định thưởng phạt
1 Phạt tiền
2 Phạt % tổng lương
3 Trách nhiệm vật chất
4 Kỷ luật, sa thải

Trên đây là mẫu quy định cho nhân viên phục vụ chi tiết mà Job3s đã tham khảo thực tế từ một số nhà hàng, khách sạn quy mô và nổi tiếng trên cả nước. Hy vọng qua bài viết này của Job3s, các chủ doanh nghiệp đã có thể soạn thảo mẫu nội quy làm việc chung cho nhân viên.

Tìm hiểu ngay thông tin liên quan đến ngành nghề về Nhà hàng – Khách sạn

Nhân viên tạp vụ

Hợp đồng thuê nhân viên tạp vụ

Nhân viên tạp vụ khách sạn

Quy định cho nhân viên phục vụ

Nhân viên phục vụ

Tìm hiểu các bài viết liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *