admincd
- 1.6.1. Cách đặt câu hỏi xoáy
- 1.6.2. Cách đặt câu hỏi dẫn dắt
Cách đặt câu hỏi phỏng vấn tinh tế sẽ giúp nhà tuyển dụng xem xét cũng như đánh giá ứng viên hiệu quả. Hơn nữa, câu hỏi phỏng vấn là yếu tố so sánh tính chính xác về kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên với thông tin trong CV. Nếu bạn không biết cách đặt câu hỏi như thế nào hiệu quả thì tham khảo một số gợi ý trong bài viết này.
1. Tổng hợp 7 cách đặt câu hỏi phỏng vấn ứng viên
Chắc hẳn các nhà tuyển dụng mong muốn tìm kiếm được ứng viên tài giỏi, có trình độ chuyên môn cao. Dưới đây sẽ tổng hợp một số cách đặt câu hỏi cho ứng viên trong buổi phỏng vấn mà bạn có thể tham khảo:
1.1. Cách đặt câu hỏi phỏng vấn dạng mở
Câu hỏi mở là dạng câu hỏi phỏng vấn đòi hỏi ứng viên đưa ra những ý kiến, nhận định của mình. Mục tiêu của nhà tuyển dụng khi chọn những câu hỏi phỏng vấn dạng mở để đánh giá thái độ, kỹ năng xử lý tình huống.
Các trường hợp đặt câu hỏi mở
Trong quá trình phỏng vấn, câu hỏi mở thường được chèn vào sau phần câu hỏi kinh nghiệm, trình độ chuyên môn.
Mẫu câu hỏi mở
Gợi ý một vài câu hỏi mở thường hay gặp trong buổi phỏng vấn như sau:
- Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
- Bạn có thể kể một ví dụ về cách cải thiện năng suất hoặc xử lý lỗi trong các dự án mà bạn thực hiện không?
- Theo bạn, thách thức lớn nhất mà bạn đã từng đối mặt trong công việc là gì?
- Tại sao bạn lại chọn làm việc cho công ty chúng tôi?
- Bạn nhận xét gì về định hướng nghề nghiệp của bạn trong 5 năm tới?
- Theo bạn, công việc như thế nào là lý tưởng?
Lưu ý
Nếu như bạn không muốn mất thời gian cũng như để ứng viên trả lời đúng với trọng tâm câu hỏi mở thì bạn nên diễn đạt và làm rõ câu hỏi ngay từ đầu. Đặc biệt, tránh những câu hỏi quá chung chung, không rõ ràng, ví dụ như “Mong muốn của bạn trong tương lai là gì?”.
1.2. Cách đặt câu hỏi phỏng vấn giả định
Câu hỏi giả định cũng thuộc loại câu hỏi mở bằng tình huống giả định, thông qua đó, ứng viên trình bày quan điểm và cách xử lý tình huống. Cách đặt câu hỏi giả định sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng xử lý tình huống của ứng viên.
Mẫu câu hỏi giả định
Tham khảo một số cách đặt câu hỏi phỏng vấn giả định sau:
- Giả sử bạn đang quản lý dự án ABC nhưng không đạt được KPI hay mục tiêu đã đặt ra, thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
- Nếu bạn thấy hiệu quả làm việc của nhân viên đi xuống thì bạn sẽ làm gì để cải thiện?
- Giả sử bạn là người tuyển dụng cho vị trí này thì bạn sẽ mong muốn tìm kiếm kỹ năng, kinh nghiệm gì của ứng viên?
- Nếu cho bạn lựa chọn lại, bạn có tiếp tục theo đuổi công việc này không?
Các trường hợp đặt câu hỏi giả định
Hầu hết, cách đặt câu hỏi khi phỏng vấn này thường được sử dụng vào tình huống thực tế liên quan đến công việc hoặc doanh nghiệp. Vì vậy, nhà tuyển dụng nên đặt các câu hỏi khi phỏng vấn dựa theo tiêu chí đánh giá ứng viên hay yêu cầu công việc.
Lưu ý
Khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng không nên yêu cầu quá khắt khe với câu trả lời của ứng viên. Thay vào đó, nhà tuyển dụng nên xem xét, đánh giá cách ứng viên trả lời.
1.3. Cách đặt câu hỏi phỏng vấn dạng đuổi
Cách đặt câu hỏi đuổi là một dạng câu hỏi xoáy vào trọng tâm, đào sâu vấn đề của câu hỏi bằng cách đưa ra nhiều câu hỏi liên tục. Cách đặt câu hỏi phỏng vấn này nhằm thử thách khả năng ứng biến của ứng viên cũng như để nhà tuyển dụng có thể kiểm định mức độ trung thực trong câu trả lời.
Mẫu câu hỏi thăm đuổi
- Bạn có thể đảm nhiệm vị trí trưởng phòng kinh doanh trong vòng 3 năm tới không? Bạn có nghĩ điều này khả thi hay không? Tại sao?
- Bạn sẽ làm gì khi đảm nhiệm vị trí này?
- Bạn có kế hoạch gì để đạt được mục tiêu này trong thời gian tới hay không?
- Nếu phòng kinh doanh của bạn không đạt mục tiêu đề ra, thì bạn sẽ làm gì?
Các trường hợp đặt câu hỏi đuổi
Có thể nói, câu hỏi đuổi là một trong những dạng câu hỏi có “thách thức” lớn với ứng viên. Vì vậy, nhà tuyển dụng nên cân nhắc thời điểm đặt câu hỏi sao cho phù hợp, cách tốt nhất nên đặt câu hỏi vào giữa hoặc cuối buổi phỏng vấn.
Lưu ý
Cách đặt câu hỏi khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng không nên sử dụng ngữ điệu mạnh, thái độ căng thẳng. Bên cạnh đó, bạn không nên đặt câu hỏi dồn dập, điều này khiến ứng viên không có thời gian suy nghĩ.
>>> Xem thêm: 35 + câu hỏi phỏng vấn SQL phổ biến từ cơ bản đến nâng cao
1.4. Cách đặt câu hỏi phỏng vấn thăm dò
Câu hỏi thăm dò là dạng câu hỏi được sử dụng để khai thác thông tin về một vấn đề cụ thể nào đó. Cách đặt câu hỏi phỏng vấn thăm dò giúp nhà tuyển dụng sẽ có một cái nhìn khách quan và rõ ràng về vấn đề mà họ quan tâm.
Mẫu câu hỏi thăm dò
Những câu hỏi đặt ra khi phỏng vấn dạng thăm dò thường bắt đầu bằng những từ như ai, cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao.
Các trường hợp đặt câu hỏi thăm dò
Mẫu câu hỏi thăm dò được sử dụng trong buổi phỏng vấn khi ứng viên không muốn tiết lộ thêm thông tin hoặc cố ý né tránh.
Lưu ý
Khi sử dụng câu hỏi thăm dò, nhà tuyển dụng không nên quá sa đà vào việc khai thác nội dung không cần thiết.
1.5. Cách đặt câu hỏi phỏng vấn dạng phễu
Câu hỏi phễu là loại câu hỏi chuyên sâu để tìm hiểu chi tiết về một vấn đề. Cách đặt câu hỏi phỏng vấn dạng phễu, nhà tuyển dụng nên đặt một câu hỏi chung để khai thác và đào dâu vào vấn đề.
Mẫu câu hỏi dạng phễu
- Bạn đã bao giờ làm việc nhóm chưa?
- Bạn thường làm việc nhóm với bao nhiêu người?
- Trong quá trình làm việc nhóm, bạn có gặp khó khăn gì không?
- Bạn đánh giá khả năng làm việc nhóm của bản thân mình như thế nào?
- Bạn làm gì khi nhóm xảy ra mâu thuẫn?
Các trường hợp đặt câu hỏi dạng phễu
Câu hỏi dạng phễu thường được sử dụng trong trường hợp nhà tuyển dụng muốn thu thập thêm thông tin.
Lưu ý
Khi đặt câu hỏi phỏng vấn, nên tập trung vào thông tin đến yêu cầu của công việc, kỹ năng. Đồng thời, cách này sẽ giúp nhà tuyển dụng giảm thiểu việc đặt câu hỏi gây khó dễ nhà tuyển dụng.
1.6. Các loại câu hỏi khác
Ngoài những dạng câu hỏi phỏng vấn trên, thì nhà tuyển dụng cũng có thể áp dụng loại câu hỏi xoáy hoặc dẫn dắt.
1.6.1. Cách đặt câu hỏi xoáy
Câu hỏi xoáy thường thấy ở trong những tình huống mà nhà tuyển dụng thường đặt ra cho ứng viên. Cách đặt câu hỏi phỏng vấn này sẽ xoáy vào trọng tâm, nên ứng viên khá “dè chừng” và dễ bộc lộ nhược điểm.
Ví dụ:
- Nếu công ty giao việc cho bạn ngày hôm nay thì hôm sau bạn có đảm bảo hoàn thành công việc hay không?
- Nếu trưởng phòng giao cho bạn lên kế hoạch dự án và quản lý team nhỏ của dự án đó, bạn có thể đạt được mục tiêu hay không?
1.6.2. Cách đặt câu hỏi dẫn dắt
Đối với loại câu hỏi này khá dễ dàng cho ứng viên khi trả lời, bởi vì hầu hết trong câu hỏi đều có gợi ý, hướng người trả lời theo một vấn đề mà người hỏi mong muốn.
Chẳng hạn:
- Điều gì khiến bạn apply vào công ty top đầu ngành thời trang của chúng tôi?
- Bạn đã từng dùng sản phẩm của chúng tôi chưa?
>>> Xem thêm: Cách viết email dời lịch phỏng vấn thiện cảm và khéo léo
2. Nguyên tắc khi đặt câu hỏi phỏng vấn cần biết
Kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn là yếu tố giúp nhà tuyển dụng tìm kiếm được ứng viên tốt. Vậy nên, để đưa ra những câu hỏi khi phỏng vấn hay thì tìm hiểu một vài nguyên tắc sau:
Xem xét mức độ mối quan hệ
Mối quan hệ ở đây không phải dựa vào sự quen biết từ trước, mà là ở vị trí đảm nhận công việc và độ tuổi. Nếu gặp ứng viên lớn tuổi hơn thì nhà tuyển dụng cần xưng hô đúng chuẩn mực.
Đồng thời, với vị trí công việc cao thấp, bạn cũng nên thay đổi cách xưng hô, giao tiếp khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng văn phong sao cho lịch sự, nhã nhặn, đảm bảo không khí phỏng vấn vui tươi, không áp lực.
Hỏi có mục đích
Mỗi vị trí ứng tuyển đều có một vai trò, nhiệm vụ khác nhau, nhưng đối với nhà tuyển dụng thì mục đích chung của buổi phỏng vấn là tìm được nhân viên ưu tú. Vậy nên, bạn cần chuẩn bị các cách đặt câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu để đánh giá kỹ năng cũng như kinh nghiệm của ứng viên hơn là dạng câu hỏi bên lề. Nếu bạn hỏi không có mục đích sẽ khiến cả đôi bên mất thời gian nhưng không khai thác được nhiều thông tin.
Ngôn từ và thái độ phù hợp
Dù là người tuyển dụng hay ứng viên phỏng vấn, thì bạn nên sử dụng những từ ngữ sang trọng, lịch sự để thể hiện phong thái chuyên nghiệp. Hơn nữa, thái độ của người tuyển dụng sẽ là yếu tố góp phần tạo nên không gian của buổi phỏng vấn. Còn thái độ của ứng viên sẽ là điểm để nhà tuyển dụng đánh giá hành động và khả năng làm việc.
Không quá tò mò
Trong quá trình phỏng vấn, bạn có thể đặt ra những câu hỏi riêng tư nhưng không nên quá tò mò về ứng viên hay nhà tuyển dụng. Bởi không một ai thích tính “tò mò” khi làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Hỏi chỉ để biết thêm thông tin, không phải để “hóng” chuyện không liên quan đến buổi phỏng vấn.
Lắng nghe ứng viên
Lắng nghe là một yếu tố tốt giúp bạn thu thập thông tin và rèn luyện kỹ năng thấu hiểu. Hơn nữa, thông qua ứng viên, bạn có thể học hỏi nhiều phương pháp áp dụng vào doanh nghiệp.
Những bài viết liên quan:
– 50+ Mẫu câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh điển hình
– Top 30 câu hỏi phỏng vấn lễ tân khách sạn hỏi nhiều nhất
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
Tham khảo ngay các câu hỏi phỏng vấn phổ biến đa dạng ngành nghề, lĩnh vực:
Phỏng vấn tiếng anh |
Phỏng vấn marketing |
Phỏng vấn content marketing |
Phỏng vấn ban sự kiện |
Phỏng vấn câu lạc bộ |
Phỏng vấn thực tập sinh |
Câu hỏi cho nhà tuyển dụng |
Phỏng vấn lễ tân khách sạn |
Phỏng vấn front end |
Phỏng vấn ban đối ngoại |
Phỏng vấn sql |
Phỏng vấn giao dịch viên |
Phỏng vấn designer |
Phỏng vấn nodejs |
|
Phỏng vấn kế toán |
Phỏng vấn ngân hàng |
Phỏng vấn tester |
Phỏng vấn nhân viên kinh doanh |
Tìm kiếm ứng viên giỏi là điều hầu hết các nhà tuyển dụng, doanh nghiệp mong muốn. Bên cạnh đó, cách đặt câu hỏi phỏng vấn là phương pháp hiệu quả giúp nhà tuyển dụng, ứng viên hiểu nhau hơn cũng như là nền tảng đánh giá mức độ phù hợp với vị trí công việc. Hy vọng với nội dung mà Job3s đã tổng hợp sẽ giúp bạn khai thác đa dạng câu hỏi trong buổi phỏng vấn