Kỹ năng cứng thể hiện năng lực chuyên môn của ứng viên cách viết kỹ năng trong CV xin việc vô cùng quan trọng thể hiện năng lực của bạn trong công việc mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Nhiều bạn vẫn chưa biết cách triển khai và đang mơ hồ khi viết mục kỹ năng. Job3s đã tổng hợp 3 cách viết mục kỹ năng CV giúp bạn tự tin ứng tuyển.
>>> Xem thêm: Tải CV Xin Việc Online Miễn Phí Cho Mọi Ngành Nghề
1. Tại sao nhà tuyển dụng quan tâm phần kỹ năng trong cv xin việc?
Thông qua cách viết kỹ năng trong CV xin việc, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí ứng tuyển và tiềm năng phát triển về ngành của ứng viên trong tương lai. Mặt khác, nếu bạn đưa ra nhiều kỹ năng tương thích với định hướng phát triển công việc lâu dài, bạn sẽ có cơ hội được nhà tuyển dụng đánh giá cao và nhận được nhiều lợi thế hơn trong môi trường doanh nghiệp.
2. Phân biệt kỹ năng và thế mạnh
Bạn cần làm rõ kỹ năng và thế mạnh ở cách viết kỹ năng trong CV xin việc mà không bị nhầm lẫn. Kỹ năng là việc mà bạn đã làm rất nhiều lần đến khi thành thạo như kỹ năng đánh văn bản, kỹ năng photoshop,… Trong khi đó, thế mạnh là phẩm chất tự nhiên mà bản thân vốn đã có như thế mạnh về chiều cao, khả năng ăn nói linh hoạt ứng biến trước mọi hoàn cảnh,…
Kỹ năng mềm đôi khi được xem là thế mạnh của bản thân bạn từ khi sinh ra đã có như lắng nghe thấu cảm, đàm phán thuyết phục,… mà không cần tốn thời gian rèn luyện như những ứng viên khác.
>>> Xem thêm: Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp [Kèm VD Từng Ngành]
3. Cách viết kỹ năng trong CV xin việc
Cách viết kỹ năng trong CV xin việc bao gồm cách viết kỹ năng cứng và cách viết kỹ năng mềm. Không phải ngành nghề nào cũng yêu cầu ứng viên có tất cả các 2 nhóm kỹ năng này. Mỗi nhóm sẽ có cách viết riêng để tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng.
3.1. Cách viết kỹ năng mềm trong CV
Nhà tuyển dụng rất thích những ứng viên có kỹ năng mềm vượt trội như dễ hòa đồng, thích nghi và tạo mối quan hệ tốt với người lạ. Bởi họ cho rằng dễ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, từ đó quá trình làm việc với các phòng ban diễn ra mượt mà hơn. Ngoài ra, bạn có thể đề cập ở cách viết kỹ năng trong CV xin việc như kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng hoạt náo,… sao cho phù hợp nhất với vị trí ứng tuyền.
3.2. Cách viết kỹ năng cứng trong CV
Kỹ năng cứng là điều kiện cần để bạn ứng tuyển vào bất cứ ngành nghề nào. Nhìn chung, bạn cần phải có kỹ năng thành thạo tin học văn phòng, biết gửi và nhận Email, kỹ năng lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn,… Theo đó, bạn nên dựa vào bản mô tả công việc để có cách viết kỹ năng CV trong xin việc tương ứng hạ gục nhà tuyển dụng.
4. Lỗi cần tránh khi viết kỹ năng trong CV xin việc
- Không liệt kê dàn trải
Chú ý tránh liệt kê hàng loạt kỹ năng không thực sự cần thiết mà bản mô tả công việc không yêu cầu. Điều này sẽ làm bạn mất đi cơ hội hạ gục nhà tuyển dụng ngay ở vòng loại CV. Cách viết kỹ năng trong CV xin việc nên được trình bày đúng, đủ và không thừa.
- Không gian dối
Nhà tuyển dụng bản chất là bên “săn người” nên họ đã có quá nhiều kinh nghiệm để nhìn nhận và đánh giá một ứng viên có tính cách như thế nào. Vì vậy, bạn hãy mô tả một cách chân thực và chính xác kỹ năng mà bạn đã có, đừng “tự viết” quá lên với thực tế bởi trước sau nếu bạn trót lọt vòng CV đến vòng phỏng vấn cũng sẽ bị nhà tuyển dụng nhìn ra.
- Lạm dụng vào thanh đánh giá
Hiện nay ở các mẫu TopCV có sẵn đã sáng tạo ra nhiều thanh đánh giá kỹ năng giúp ứng viên trình bày dễ dàng hơn. Bản chất những thanh đánh giá dạng kéo, tích sao không phản ánh đúng năng lực thực tế của ứng viên. Đó là lý do vì sao Job3s khuyên bạn nên dùng những từ ngữ mô tả với con số cụ thể để chứng minh với nhà tuyển dụng ở cách viết kỹ năng trong CV xin việc.
>>> Xem thêm: Ảnh CV Nên Để Ảnh Gì ? Lỗi Cần Tránh Khi Để Ảnh CV
5. 3 Cách viết kỹ năng trong CV xin việc cần lưu ý
Kỹ năng phải phù hợp với công việc
Không phải tất cả kỹ năng đều phù hợp với công việc bạn ứng tuyển. Do vậy, bạn nghiên cứu kỹ bản mô tả công việc và lựa chọn kỹ năng nào cần đưa vào CV để có cách viết kỹ năng trong CV xin việc tốt hơn, kỹ năng nào cần loại bỏ để giúp làm nổi bật bản thân và tăng cơ hội trúng tuyển vào vị trí công việc bạn đang khao khát.
Phân loại kỹ năng theo nhóm
Bạn nên phân loại rõ ràng và điền tương ứng kỹ năng vào mỗi nhóm kỹ năng cứng hoặc kỹ năng mềm. Tránh để chung các kỹ năng vào một nhóm trong cách viết kỹ năng trong CV xin việc vì nhà tuyển dụng sẽ có cơ hội đánh giá bạn là người không biết cách bố trí và sắp xếp công việc. Ngoài ra, bản CV cũng từ đó thiếu khoa học và không chuyên nghiệp.
Kỹ năng phù hợp với văn hóa doanh nghiệp
Có nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên có kỹ năng mềm tốt hơn kỹ năng chuyên môn. Vì họ cho rằng kỹ năng mềm tốt sẽ gắn kết với doanh nghiệp và mọi người trong công ty, từ đó mắt xích giữa các phòng ban tốt hơn mang lại nhiều lợi ích về sau. Thay vì một ứng viên chỉ giỏi chuyên môn mà phần kỹ năng mềm hơi yếu.
Những bài viết liên quan:
– Tổng Hợp Mẫu Bìa CV Đẹp Xu Hướng 2023
– Hướng Dẫn Cách Trình Bày Bố Cục CV Chuẩn
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
Tham khảo ngay những thông tin liên quan trong cách viết Cv:
Chuyên môn trong Cv |
Cv trái ngành |
Điểm mạnh điểm yếu trong Cv |
Sức khỏe trong Cv |
Sở thích trong Cv |
Kỹ năng trong Cv |
Thông tin thêm trong Cv |
Chứng chỉ trong Cv |
Hôn nhân trong Cv |
Tiêu đề Cv |
Giới thiệu bản thân trong Cv |
Tính cách trong Cv |
Cách viết kỹ năng trong CV xin việc trông có vẻ dễ viết nhưng thực ra để viết đúng và ăn điểm với nhà tuyển dụng thì không phải chuyện “ngày một ngày hai”. Chính vì vậy, Job3s mong bạn nghiên cứu kỹ bài viết trên để có thể viết mục kỹ năng trong CV tốt nhất.